Bài đăng nổi bật

52 phác đồ Diện Chẩn thường dùng

52 phác đồ Diện Chẩn thường dùng  "52 Phác đồ Diện Chẩn thường dùng" vừa là các phác đồ hỗ trợ, vừa là các phác đồ điều t...

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Sống khỏe với 8 phút massage mặt mỗi ngày


12 động tác xoa mặt


Nếu chịu khó, chúng ta có thể tập 12 động tác xoa mặt vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, cụ thể như sau:
1. Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt) 3-5 lần.
Tác dụng: Làm mắt sáng, tỉnh ngủ.
2. Xoa vòng quanh mí mắt từ đầu mày ra phía đuôi mày bằng đầu ngón tay giữa, sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ huyệt trước khoé mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (ngay dưới con ngươi) mỗi nơi 10 lần.
Tác dụng: Quanh mắt có nhiều huyệt điều tiết con mắt, làm mắt tinh sáng, giảm cận thị, viễn thị, khai thông bộ phận sinh dục nam, khai thông được tinh hoàn. Nữ khai thông buồng trứng, trị đau mỏi cánh tay, bả vai.
xoamat1-6
3. Để hai bàn tay xoa khắp 2 bên mặt, chừa mũi ra. Xoa khắp mặt làm da mặt nóng ấm, da mặt dãn ra, xoa nhiều quanh má.
Tác dụng: Làm da mặt mịn màng, láng bóng, làm thức tỉnh các sinh huyệt, điều hoà lưu thông khí huyết toàn thân.
4. Chà bờ môi trên và cằm. Dùng bàn tay chà qua chà lại, bờ môi trên, bờ môi dưới và ụ cằm, sao cho vùng môi cằm nóng ấm thì dừng (chà nhiều nóng).
Tác dụng: Làm hệ thống tiêu hoá được tốt hơn, giúp hệ bàng quang điều tiết bình thường.
5. Chà dọc mũi (lên xuống). Chập 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út vào nhau (ngón giữa để trên sống mũi). Miết từ đầu mũi lên chân tóc, trán, miết lên xuống nhiều lần cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: Điều hoà nhịp tim, chữa đau cột sống, chữa các bệnh về mũi, làm hạ huyết áp, chữa đau tức ngực, chữa đau cuống họng, làm khoẻ chân, chữa đau mông, háng, chữa đau khớp gối.
6. Khum bàn tay lại úp vào trán, xoa toàn bộ trán, (xoa ngang trán) cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: Làm cho lục phủ ngũ tạng phản chiếu trên trán được lưu thông. Làm trán không nếp nhăn, tăng cường trí nhớ, tỉnh táo, sáng suốt.
7. Để ngón tay trỏ và giữa vào trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát lên xuống cho ấm (chà nhiều nóng gây phỏng da).
Tác dụng: Làm tai thính, trị bệnh tim, bệnh thận, bệnh về cột sống lưng, đau mắt. Chống cảm, mỏi lưng, chống viêm họng, sổ mũi, điều hoà huyết áp, làm nóng ấm người rất nhanh, đặc biệt nhất là vùng trước tai.
xoamat7-12
8. Vuốt cổ (ngửa cổ lên, mở rộng bàn tay) Dùng hai bàn tay đặt từ xương hàm vuốt xuôi xuống cổ (vùng huyệt Thiên đột) chỉ vuốt xuôi không vuốt ngược cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: làm thông vùng khí quản, chống ho, viêm họng, làm ấm vùng hầu họng, không vướng đờm.
9. Chà gáy: lấy bàn tay chà xát gáy mỗi bên 10 lần, hoặc cho đến khi thấy ấm nóng.
Tác dụng: Tăng cường sức lực cho toàn bộ cơ thể, đưa khí huyết tưới cho toàn bộ vùng não bộ dễ dàng.
10. Cào đầu (dùng 10 đầu ngón tay cào từ mí tóc trán ngược ra sau gáy 50 cái). Dùng 10 đầu ngón tay, cào từ chân tóc lên đỉnh đầu. Cào từ đỉnh đầu dồn về sau ót và hai đầu tai nhiều lần, khi cào phát hiện chỗ nào đau thì cào nhiều lần vào chổ ấy cho tới khi giảm đau.
Tác dụng: Làm máu lưu thông trong não, chữa đau mỏi toàn thân, giúp hệ thần kinh não bộ lập lại sự cân bằng, giải toả những bế tắc, đặc biệt chữa người bị liệt rất tốt.
11. Xoa nóng 2 vành tai. Vuốt tai xuống, cho nóng ấm chừng 30 lần. Hai bàn tay úp vào tai xoa tròn quanh tai cho nóng ấm thì dừng. Dùng hai bàn tay áp vào hai tai các ngón tay đặt ra sau gáy, rồi ép lòng bàn tay vào tai đồng thời dùng 10 đầu ngón tay gõ chẩm.
Tác dụng: Làm khí huyết đưa lên não được lưu thông dễ dàng (làm ấm tai, ấm thận, ấm bao tử). Làm tai tiếp nhận âm thanh tốt, nghe rõ.
12. Gõ răng 10 lần (hai hàm răng dập nhẹ vào nhau). Đảo lưỡi (dùng lưỡi đảo khắp miệng cho đến khi ra nhiều nước miếng, khi đảo lưỡi đưa sát chân răng và lợi nhiều lần), rồi nuốt nước miếng, làm 3 lần cả thảy (để làm mát cơ thể, bổ chân âm).
Tác dụng: Làm chặt lợi, lưu thông khí huyết vùng lợi để nuôi dưỡng răng. Nước miếng mang tính âm, làm mát dạ dày, làm mát cơ thể, bổ chân âm, chống thấp khớp, viêm khớp, khô khớp, làm người trẻ lâu, sát trùng bào tử, chống viêm họng, nhất là nước miếng buổi sáng.
Tóm lại: Xoa mặt buổi sáng có 4 công dụng chính. Khí huyết lưu thông toàn cơ thể. Da dẻ mịn màng, nước da đẹp đẽ. Tiêu hết nám, mụn trên mặt. Mắt tinh, tai thính.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015


  
PHÁC ĐỒ CHỮA BỆNH CỦA GIÁO SƯ, TIẾN SĨ BÙI QUỐC CHÂU:

Các bệnh theo vần O -> T:

Bệnh theo vần O

Ói, mửa

Trị bệnh: Ói, mửa

HUYỆT SỐ: 19, 0, 124, 34, 50

1-    Phỏng nước sôi, phỏng lửa



TRỊ BỆNH: PHỎNG NƯỚC SÔI, PHỎNG LỬA

HUYỆT SỐ: 61, 60, 29, 85, 14, 15, 16, 17, 38, 0

1-    Rắn, rít cắn, ông đánh, bò cạp chích

TRỊ BỆNH: RẮN, RÍT CẮN, ONG ĐÁNH, BÒ CẠP CHÍCH

HUYỆT SỐ: 124, 34, 26, 3, 85, 143, 38, 17, 467, 28, 132, 275, 50.

2-    Sổ mũi

TRỊ BỆNH: SỔ MŨI

HUYỆT SỐ: 0, 3, 7, 16, 126, 37, 87, 127, 275.

3-    Suyễn hàn

TRỊ BỆNH: SUYỂN HÀN

HUYỆT SỐ: 17, 19, 61, 491, 467, 28, 275, 240

4-    Suyễn nhiệt

TRỊ BỆNH: SUYỂN NHIỆT

HUYỆT SỐ: 26, 3, 51, 87, 85, 21, 275, 14, 312

5-    Suy nhược thần kinh

TRỊ BỆNH: SUY NHƯỢC THẦN KINH

HUYỆT SỐ: 22, 127, 19, 50, 1, 188, 106, 34, 124, 0, 103

6-    Suy nhược sinh dục (yếu sinh lý) và Dương suy

TRỊ BỆNH: SUY NHƯỢC SINH DỤC (yếu sinh lý) và DƯƠNG SUY.

HUYỆT SỐ: -300+, 63, 7, 127, 0 (BQC) Liệt dương, yếu sinh lý.

          -300, 360, 73, 1, 37, 17, 63, 7, 19, 170, 0, 127, 156.

7-    Sưng bì dái

TRỊ BỆNH: SƯNG BÌ DÁI

HUYỆT SỐ: 63, 7, 17, 287

8-    Sưng vú, tắc tia sữa

TRỊ BỆNH: SƯNG VÚ, TẮC TIA SỮA

HUYỆT SỐ: 26, 60, 39, 38, 3, 73, 51, 50

Bệnh theo vần T

1-    Tiêu viêm, tiêu độc

TRỊ BỆNH: TIÊU VIÊM, TIÊU ĐỘC

HUYỆT SỐ: 41, 143, 19, 127, 38, 37

2-    Tăng sức lực và giúp trí nhớ

TRỊ BỆNH: TĂNG SỨC LỰC VÀ GIÚP TRÍ NHỚ

3-    Tim đập chậm

TRỊ BỆNH: TIM ĐẬP CHẬM

HUYỆT SỐ: 0, 19, 60, 28, 106

4-    Tim đập nhanh, đập mạnh và thở gấp

TRỊ BỆNH: TIM ĐẬP NHANH, ĐẬP MẠNH VÀ THỞ GẤP

HUYỆT SỐ: 0, 57, 106, 34

5-    Tưc ngực – khó thở - nhói tim

TRỊ BỆNH: TỨC NGỰC – KHÓ THỞ - NHÓI TIM

HUYỆT SỐ: 73, 3, 28, 61, 57, 269, 189

6-    Tai điếc, tai ù, tai lùng bùng

TRỊ BỆNH: Tai điếc, tai ù, tai lùng bùng.

HUYỆT SỐ: 65, 179, 130, 45, 235, 139, 57, 0, 15.

7-    Thị lực kém

TRỊ BỆNH: THỊ LỰC KÉM (Blurred vision)

HUYỆT SỐ: 6, 34, 130, 3

8-    Tiểu ít

TRỊ BỆNH: TIỂU ÍT

HUYỆT SỐ: 29, 85, 87, 235

9-    Tiểu nhiều

TRỊ BỆNH: TIỂU NHIỀU

HUYỆT SỐ: 89, 19, 1, 0, 37, 103

10- Tiểu không cầm được

TRỊ BỆNH: TIỂU KHÔNG CẦM ĐƯỢC

HUYỆT SỐ: 87, 50, 37, 1, 0, 103, 126

11- Tiểu đêm

TRỊ BỆNH: TIỂU ĐÊM

HUYỆT SỐ: 0, 37, 45, 30

12- Tiểu gắt, tiểu rát

TRỊ BỆNH: TIỂU GẮT, TIỂU RÁT (Burning urination)

HUYỆT SỐ: 26, 3, 38, 85, 87

13- Trị sạn trong thận

TRỊ BỆNH: TRỊ SẠN TRONG THẬN

HUYỆT SỐ: 41, 19, 143, 127, 38, 0

CÁCH TRỊ: Lấy trái khóm cắt 1 chút và nhét phèn chua vào (phèn chua cỡ 2 phần ngón tay út) rồi đem nướng cho cháy đen, xong vắt lấy nước chia ra uống trong 3 ngày. Bắn súng điện, dán cao trong 3 ngày.

14- Trĩ và hậu môn

TRỊ BỆNH: TRĨ VÀ HẬU MÔN

HUYỆT SỐ: 19, 103, 143, 365. Nếu có chảy máu cộng thêm huyệt 61, 38, 16.

15- Táo bón

TRỊ BỆNH: TÁO BÓN (Constipation)

HUYỆT SỐ: 41, 50, 38, 97, 98.
_______________________________________________________________________

Các tên bệnh theo vần M->N:

Bệnh theo vần M

1-    Mụn cóc

HUYỆT SỐ: 26, 8, 3, 37, 50, 51, 0

2-    Mụn lẹo

HUYỆT SỐ: 283, 38, 3, 215

3-    Mắt cổ

HUYỆT SỐ: 19, 14, 63 (Bấm mạnh)

4-    Mỡ cao trong máu

HUYỆT SỐ: 233, 41, 50, 37, 38, 39, 7, 113, 85

NÊN DÙNG: Beans (đậu) walnuts oats (trái hồ đào) và đậu đen,

GHI CHÚ: mỡ cao trong máu có liên hệ chặt chẻ với chứng bệnh cao huyết áp, bệnh tim, đái đường, bệnh mạch máu não.

5-    Méo miệng

HUYỆT SỐ: 308, 88, 94, 19, 29, 405, 108, 3, 222, 127

6-    Mồ hôi tay chân

HUYỆT SỐ: 50, 60, 61, 16, 0, 124, 156

7-    Mất ngủ

HUYỆT SỐ: 124, 34, 267, 217, 16, 14, 51

Bệnh theo vần N

1-    Nhức đỉnh đầu

HUYỆT SỐ: 103, 50, 87, 51, 61, 127, 19, 37.

2-    Nhức đầu một bên

HUYỆT SỐ: 41, 184, 100, 180, 61, 3, 54, 55, 56, 51

3-    Nhức trán

HUYỆT SỐ: 103, 106, 60, 127, 51, 61, 26.

4-    Nhức răng

HUYỆT SỐ: 34, 60, 57, 180, 0, 188, 196

5-    Nghẹt mũi

HUYỆT SỐ: 3-23-60-61-432

6-    Ngất xỉu, trúng gió nặng

HUYỆT SỐ: 19, 127, 60, 0, 312, 275, 14, 79, 57, 132.

CÁCH TRỊ: trước hết ấn mạnh các huyệt: 19, 127, 60, 0. Đồng thời xoa dầu (cạo) hai lòng bàn tay và chân cho ấm để trị ngất xỉu và trúng gió. Sau đó dùng ngải cứu hơ các huyệt 312, 275, 14, 79, 57, 132 để trị long đờm, tắc nghẽn, thông khí, đồng thời trị lưỡi, cứng hàm . .v v. Nếu nói chưa được, hơ huyệt 312, 79, 57, 14 để trị đớ lưỡi cứng hàm. Thoa dầu cạo gió trước ngực và sau lưng.

7-    Ngất xỉu – Kinh phong

HUYỆT SỐ: 103, 124, 34, 1, 61, 0, 19, 127

8-    Ngứa ngoài da

HUYỆT SỐ: 17, 7, 50, 3, 61, 41, 38, 0

9-    Nấc cục

HUYỆT SỐ: 19, 74, 26, 312, 61, 39

10- Nổi mề đay

HUYỆT SỐ: 61, 3, 184, 50, 87
________________________________________________________________________


Các tên bệnh theo vần U -> V:

Bệnh theo vần U 1- Ung thư vú và ngực Trị bệnh: Ung thư vú và ngực (Cancer breast & chest) Huyệt số: 41, 143, 19, 127, 3, 37, 60, 73. Dây, ấn, dán

Bệnh theo vần V

1-    Viêm mũi dị ứng

TRỊ BỆNH: VIÊM MŨI DỊ ỨNG

HUYỆT SỐ: -39, 49, 65, 103, 184, 12.

2-    Viêm mũi dị ứng thể hàn

TRỊ BỆNH: VIÊM MŨI DỊ ỨNG THỂ HÀN (trị từ dưới lên trên)

HUYỆT SỐ: 127, 38, 19, 37, 1, 61, 73, 189, 103, 300, 0.

GHI CHÚ: - Hơ hoặc sức dầu sống đầu, sống trán, sống mũi, sống tay, sống bàn chân (ngón cái đi xuống).

-       Phát đồ nầy trị luôn Suyễn Hàn và dị ứng da ngứa.

3-    Viêm dị ứng thể nhiệt

TRỊ BỆNH: VIÊM MŨI DỊ ỨNG THỂ NHIỆT (trị từ trên xuống dưới)

HUYỆT SỐ: 124, 34, 26, 61, 3, 143, 38, 222, 156, 87

GHI CHÚ: - Nếu nặng lấy cây lăn gai, lăn các vùng phản chiếu: sống đầu, sống mũi, sống tay, sống chân.

4-    Phát đồ nầy trị luôn Suyển nhiệt và dị ứng da ngứa.

5-    Viêm tai giữa

TRỊ BỆNH: VIÊM TAI GIỮA (Có chảy mủ) (Ears with pus)

HUYỆT SỐ: -16, 138, 0, 14, 61, 37, 38, 17, 1

6-    15, 15, 16, 0 (BQC)

7-    Viêm amidan, viêm họng

TRỊ BỆNH: VIÊM AMIDAN, VIÊM HỌNG (Sore throat)

HUYỆT SỐ: 14, 275, 38, ,61, 8

8-    Viêm cổ tử cung

TRỊ BỆNH: VIÊM CỔ TỬ CUNG (Cervicitis)

HUYỆT SỐ: 87, 63, 17, 38, 50

9-    Viêm gan, sơ gan, ung thư gan

TRỊ BỆNH: VIÊM GAN, SƠ GAN, UNG THƯ GAN (Inflammation liver, cirrhosis, cancer liver)

HUYỆT SỐ: 143, 41, 19, 127, 37, 38, +124.

NÊN DÙNG: Đậu đen, trái khổ qua hoặc chè đậu đen, trà khổ qua, bắp cải. (black bean, bitter melon or gohyah tea, cabbage artichaut).

10- Viêm gan mãn tính

TRỊ BỆNH: VIÊM GAN MÃN TÍNH (Inflammation Liver)

HUYỆT SỐ: 41, 50, 233, 58, 37, 19, 127, 87

NÊN DÙNG: Đậu đen, trái khổ qua hoặc chè đậu đen trà khổ qua và bắp cải.

11- Viêm tuyến tiền liệt

TRỊ BỆNH: VIÊM TUYẾN TIỀN LIỆT (Prostatitis)

HUYỆT SỐ: 34, 477, 240, 287, 19, 85, 87 (Nếu mản tính thêm huyệt Hội Âm)

NÊN DÙNG: Đậu xanh (Blueberry) –dâu đỏ (Cranberry) cà tím (Eggplant) cà chua (Tomatoes) rau cần tây (parsley).

12- Vợp bẻ

TRỊ BỆNH: VỢP BẺ (Cramp)

HUYỆT SỐ: 34, 6, 127, 19, 61, 107

13- Vôi trong cột xương sống

TRỊ BỆNH: VÔI TRONG CỘT XƯƠNG SỐNG

HUYỆT SỐ: 41, 19, 143, 127, 63, 219 (Dán salongpas) cạo sống đầu, sống mũi, sống tay, sống lưng.

GSTSKH. Bùi Quốc Châu

 

 



 
 

 
 
 

 
 
 

 
 
 
 
 
 

 
 
   
 

 
 
   
   

 
 
 
 
 
 
 



 

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Thầy Châu giảng về Cây Giọt mưa và kỹ thuật Xâm mức gừng

Thương các học viên (mới vào nghề) thường phải loay hoay tìm sinh huyệt, vất vả xoay sở với các phác đồ điều trị, Thầy Châu đã phát minh ra Cây Giọt Mưa và Cây Giọt Sương. Tối 24/06/2014, bên bờ hồ Suối Hai, dưới ánh hồng bập bùng huyền ảo của lửa trại và ánh sáng xanh lung linh trong suốt của ngọn đèn (tiết kiệm điện)..., trong tiếng nhạc đệm du dương của tự nhiên... sau khi giảng 12 Tiêu chuẩn yêu thương, Thầy GS TSKH Bùi Quốc Châu đã giảng về cây giọt mưa với kỹ thuật xâm mức gừng, và cây giọt sương với kỹ thuật  nhất dương chỉ...



Thầy Châu giảng về Cây Giọt Mưa

Vài ca Xâm mức gừng của Thầy Châu

GS TSKH Bùi Quốc Châu
Hướng dẫn thực hành Xâm Mức Gưng

Chữa bệnh bại não, liệt tứ chi

Nguyễn Đăng Kỳ

A-   DIỆN CHẨN CHỮA BẠI NÃO LIỆT TỨ CHI

Hơn 10 năm qua tôi đã chữa bại não cho hàng trăm người bằng diện chẩn. Xa nhất ở Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang. Gần nhất ở ngay làng tôi như: (Ông Nguyễn Tiến Quỳnh, ông Ban Bún, ông Duyên Mùi, chị Đượm, anh Vỹ, vợ chồng anh chị Nhung Biên). Hầu hết là liệt nửa người, còn gọi là bán thân bất toại  chỉ có 3 người thuộc dạng đặc biệt khó khăn đó là:
  1. Ông Qũy bố chồng thạc sỹ Đào Thị Lan trưởng khoa sản bệnh viện I huyện Hưng Hà, Thái Bình. Ông Quỹ bị bại liệt cả 2 chân và tay trái, lại cấm khẩu.
  2. Cháu Vũ Ngọc Linh  8 tuổi ở Thị trấn Yên Lão, Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam. Cháu Linh liệt cả tứ chi ở dạng co cứng.
  3.  Nguyễn Đăng Vĩ ở thôn Lương Cụ Nam xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bị bại não liệt tứ chi ở dạng co cứng lại cấm khẩu, sau đó diễn biến rất phức tạp. Nói chuyện chữa bệnh cho anh Vỹ tôi tin sẽ cung cấp cho quý vị đồng môn Diện chẩn nhiều thông tin cần thiết.
  4. Anh Nguyễn Đăng Vĩ ở thôn Lương Cụ Nam xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bị bại não liệt tứ chi. Bệnh viện trả về, gia đình chuẩn bị tư thế làm đám tang. Anh em, chòm xóm đến thăm ai cũng cho tiền với ý thức nghĩa tử là nghĩa tận. Thế nhưng anh Vĩ không chết, vợ anh cùng một người hàng xóm tốt bụng giúp xốc nách anh đưa sang nhà tôi (cách nhà tôi khoảng 100m) Quan sát thể tạng anh Vỹ tôi thấy: Da không vàng, mắt không vàng có thể loại trừ bệnh gan. Tôi biết hàng ngày anh Vỹ hay uống rượu có những lúc uống rượu thay nước nên tôi dùng phương pháp giải độc tố do rượu đang tích tụ trong cơ thể và tăng sức đề kháng , tôi dùng phác đồTiêu viêm giải độc sau:
 103; 26; 61; 3; 37; 50; 41; 437; 38; 104; 156; 235; 87; 173 (143) (Phác đồ của lương y Tạ Minh)
Sau 4 lần sử dụng phác đồ tiêu viêm giải độc tôi thấy sắc mặt Vỹ hồng hào lên, da ấm nóng hơn sau đó tôi mới chữa bại liệt cho Vỹ. Xác định bại liệt tứ chi do tai biến mạch máu não tôi đã làm như sau:
Chống bầm máu và sưng: (Đã tai biến mạch máu não phải có máu tụ, máu bầm trong não gay nghẽn nghẹt gay chèn ép ) tôi bấm 3 vòng phác đồ sau: 156+; 7+; 50;  61+; 290+; 16+; 37; 41.
Chống nhũn não: 34; 290; 100; 156; 37; 41.
Chống co cơ: Vì bị bại liệt co cứng nên tôi phải chống co cơ; 19; 61; 16; 63; 87; 156; 3; 69; 127; 290; 210; 560; 53; 38; 74; 64; 120; 121; 39; 477.
Phác đồ chống co cơ rất hay. Trước đây nhờ phác đồ này tôi đã chữa khỏi bệnh bại não dạng co  cứng cho bé Ngọc Linh. Nay với Vỹ tôi rất tự tin. Thao tác 1 lần xong, tôi kéo tay Vỹ thử thấy cơ bắp Vỹ dãn ra dễ hơn. Đến lần thứ 8 cơ bắp Vỹ mềm hẳn. Đến lần thứ 10 tôi không phải kéo, Vỹ tự duỗi thẳng cả 2 chân, 2 tay. Sau đó tôi dùng cầu gai đôi nhỏ matsa theo đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên vỏ não, cào đầu bằng cào to theo đồ hình ngoại vi trắc diện. Vỹ liệt tứ chi nên cào cả 2 phía, trái trước, phải sau. Matsa lưng và tay, chân bằng cầu gai đôi lớn. Vỹ về nhà nghỉ trưa. 13h30 Vỹ sang chỉ bám vào vai vợ là đi được. Chị Nháng đi sau hộ tống đề phòng sự cố xấu. Hai ngày tiếp theo tôi vẫn củng cố kết quả đạt được bằng thủ pháp trên. Rất vui Vỹ họat động chân tay bình thường, tự đi về vợ không phải dìu dắt. Thế nhưng Vỹ mất hết trí nhớ. Ra khỏi cổng là Vỹ cứ dông thẳng ra đường lớn, chẳng biết lối đi, lối về, chẳng biết ai, chẳng biết nhà nào, cũng chẳng biết nhà mình nữa.
Khôi phục trí nhớ cho Vỹ tôi làm như sau:
Bấm các sinh huyệt: 124; 34; 103; 106.
Dùng búa gôm đầu cao su gõ 103; 300+
Dùng con lăn đồng lăn đồ hình âm dương trên trán, sau đó lăn tiếp đồ hình trắc diện (phần đầu ở đuôi lông mày). kết quả trí nhớ của Vỹ phục hồi nhanh. Nhưng Vỹ vẫn cấm khẩu . mở miệng cho Vỹ thật khó tôi đã làm như sau:
Day ấn 103; 106; 8; 20; 12; 14; 275; 274; 277; 64; 19; 61; 204; 173.
Dùng búa gôm đầu cao su gõ tứ giác 14; 275; 274; 277. cả hai bên trái trước, phải sau, làm nhiều lần không hiệu quả, tôi dùng thêm thủ pháp “mồi” tôi nói: “Vỹ ơi hôm nào bác cưới vợ hai Vỹ sang làm thịt lợn cho bác nhé” Vỹ nhìn tôi bằng cặp mắt vô hồn. Lúc đó một cô giáo trẻ lại rất xinh đã từng đưa người nhà đến chữa bệnh trầm cảm biết rõ thủ pháp “mồi” của tôi cô hưởng ứng giúp đỡ , cô chỉ ngón tay vào ngực và nói: “Vỹ ơi hôm nào ông cưới bà Vỹ có sang thịt lợn cho bà không?”. Hình ảnh cô gái trẻ, đẹp với ông già tuổi quá 70 khập khễnh, qúa tức cười Vỹ mấp máy môi một lúc rồi bật ra tiếng “có”. Những người bệnh ở nhà tôi lúc đó vỗ tay hoan hô. Cô giáo lập lại động tác và lời nói trên lần nữa, Vỹ lại mấp máy môi lần nữa rồi bật ra hai tiếng “có làm”. Thế là Vỹ được khai khẩu.
 Vui đấy mà cũng buồn đấy, Vỹ nói được rồi thì Vỹ chửi. Vỹ chửi cả làng Quỳnh Mỹ , cái làng đã sinh ra vợ Vỹ. Nhà có bể nước mưa đẻ nấu ăn Vỹ vặn vòi xả, đem xoong nồi đen nhẻm ra đánh bóng. Vợ Vỹ tiếc nước mưa không cho xả Vỹ vác gạch choảng, bàn học của con Vỹ đập, Vỹ tụt quần, hai tay cầm chiếu che ... Ông Nguyễn Đăng Trà là chú  thấy thế quát lên “Vỹ bỏ chiếu xuống, mặc quần áo vào” Vỹ sợ bỏ chiếu, mặc quần nhưng ông Trà về nhà rồi thì Vỹ lại tụt quần căng chiếu. Vợ Vỹ khoá cổng nhốt Vỹ trong sân chạy sang nhà tôi hổn hển: “Bác ơi anh Vỹ nhà cháu… Nghe vợ Vỹ kể xong tôi bảo “Cứ nhẹ nhàng dụ Vỹ sang đây”, những triệu chứng nói trên cho tôi kết luận Vỹ bị tâm thần dạng cuồng.
Phác đồ chữa tâm thần cho Vỹ giống như đã chữa cho chị Hiền ở Hà Nội, trong bài viết “Chữa bệnh tâm thần phân liệt bằng Diện chẩn” xin không nêu lại.
Trường hợp của Vỹ tôi cho rằng độc tố do rượu tích tụ trong cơ thể chưa được giải toả triệt để. Vỹ bị tai biến mạch máu não, sức khoẻ suy giảm cơ hội cho bệnh tâm thần bùng phát. Bởi vậy trước khi chữa tâm thần cho Vỹ tôi phải bấm lại phác đồ tiêu viêm giải độc thêm nhiều lần nữa. Khi tâm và thân Vỹ trở lại bình thường, tôi bấm thêm bộ bổ âm huyết để nâng sức khoẻ cho Vỹ. Hơn ba năm đã qua tôi im lặng theo dõi. Hàng ngày Vỹ mình trần quần cụt đầu đội nón tàng tàng, vai vác cuốc đi qua cổng nhà tôi ra đồng làm việc, Vỹ thôi không uống rượu nữa. Bà con chòm xóm nhiều người nói không có ông Kỳ thì thân xác Vỹ đã thối rữa từ lâu. Tôi không nói thế cải chính lại: “không có Diện chẩn liệu pháp Bùi Quốc Châu thì tôi không cứu nổi Vỹ”

Chẩn đoán hàn nhiệt bằng huyệt Diện Chẩn

Tạ Minh
            Bệnh nếu không thuộc hàn thì thuộc nhiệt hoặc hàn nhiệt lẫn lộn. Trung y đã có cách chẩn đoán hàn nhiệt. CònDC thì sao ? Đây là ưu tư của tôi từ khi học và làm DC. Thời gian đầu gần như tôi phải dựa hoàn toàn vào tứ chẩn của Trung y. Sau đó, qua lâm sàng dựa vào huyệt tính và sinh huyệt, tôi tìm cách xây dựng kỹ thuật chẩn đoán riêng cho DC. Trước, để thỏa mãn sự tìm tòi của mình; sau là để đáp ứng nhu cầu của học viên chưa biết Trung y. May mắn thay tôi đã làm được điều này, có thể chưa được hoàn chỉnh nhưng nó góp phần không nhỏ cho những ai chưa biết hay đã biết ĐY – vì trong lâm sàng có một số trường hợp nhờ nó mà sự định bịnh rõ ràng hơn. Xin thử  xem và vui thú với phát hiện này.
            Trước hết, ta cần nhớ các chứng hàn nhiệt vừa có toàn thân vừa có cục bộ và sự tương quan giữa chúng không có quy luật. Có nghĩa là có khi toàn thân là hàn mà cục bộ lại nhiệt, có khi toàn thân nhiệt mà cục bộ lại hàn. Có khi toàn thân lẫn cục bộ đều hàn hay nhiệt. Vì thế, khi chẩn đoán hàn nhiệt ta luôn cần xem xét cả hai khía cạnh toàn thân và cục bộ để  hạn chế sai sót.

A-CHẨN ĐOÁN HÀN NHIỆT TOÀN THÂN : 

Hai dụng cụ chính được sử dụng ở đây là que dò và ngãi cứu. Cần thuần thục về kỹ thuật, nếu không ta sẽ bị báo hiệu sai và kết quả chẩn đoán sẽ sai theo.
a-Dùng que dò: - đau ở  26 là nhiệt ở biểu.
 - đau ở  143 là nhiệt ở lý.

- đau ở  1 hoặc 43 là hàn nhẹ ở lý.                                       
- đau ở  19 là hàn nhẹ ở biểu.
b- Dùng ngãi cứu: ngãi cứu  được dùng khi khám bằng que dò không có sinh huyệt:                      
  - nóng ở  1  hoặc  43  là hàn nặng ở lý. Khi 43 nóng là mất khả năng tàng trữ  Dương khí. Khi 1 nóng là mất khả năng khai phát Dương khí.
 - nóng ở  19  là hàn nặng ở biểu.  
- nóng ở  143  là tinh huyết suy, mất khả năng tàng trữ  âm huyết. Khó trị hơn các trường hợp khác.
- nóng ở  26  là mất khả năng hấp thu  dương khí.
              Lưu ý: phải dò cả 4 huyệt xong rồi mới kết luận sau khi đã tổng hợp – xem ở phần “ kinh nghiệm lâm sàng ”.
                         Nếu với cả hai phương tiện mà không thấy sinh huyệt thì có thể kết luận toàn thân bịnh nhân  bình hòa, không hàn không nhiệt. Chỉ còn cần khám hàn nhiệt cục bộ mà thôi.

B- CHẨN ĐOÁN HÀN NHIỆT CỤC BỘ :

                    Như  đã đề cập, khi một cục bộ có vấn đề ( cơ quan bị bịnh ), ta vẫn cần khám toàn thân để tìm sự liên hệ nếu có giữa toàn thân và cục bộ . Nếu toàn thân không có gì, ta chỉ cần khám cục bộ để biết bịnh thuộc hàn hay nhiệt.
 a-      Dùng que dò: tìm sinh huyệt dựa theo đồ hình phản chiếu nơi bị bịnh - chủ yếu ở trên mặt. Nếu báo đau là bịnh nhiệt .
b-     Dùng ngãi cứu: khi bịnh chứng rõ ràng mà khám bằng que dò không thấy có huyệt đau là bịnh hàn. Dùng ngãi cứu dò sẽ thấy nóng.
c-      Khi huyệt không báo đau mà cũng không báo nóng là tìm chưa đúng, thay đổi hệ thống phản chiếu .
d-     Khi huyệt báo nóng lẫn báo đau là hàn nhiệt lẫn lộn, hoặc hàn nhẹ. Cần bình tĩnh xem xét kỹ.            
            Tuy vậy, theo kinh nghiệm, dò bịnh hàn nhiệt cục bộ bằng huyệt khá phức tạp vì huyệt chịu chi phối bởi nhiều quy luật-như đối xứng, giao thoa, phản hiện v.v.... cần có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ mới ít sai lầm. Do đó,  nên phối hợp với sờ tại chỗ để xét hàn nhiệt -  xem bài LÀM SAO ĐỂ ĐẠT TỨ ĐẮC . Đồng thời nên hỏi triệu chứng tăng vào mùa nào trong năm, giờ nào trong ngày để tìm hiểu quy luật rồi suy ra.

 C- KINH NGHIỆM LÂM SÀNG :

(Mới bổ sung)
 Trên thực tế các huyệt sẽ báo bịnh không đơn giản mà có nhiều tình trạng phức tạp chồng chéo nhau. Thời gian qua, 1987 đến nay, tôi đã tạm đúc kết được như sau:
 1-     Khi 19 và 26 cùng báo đau, hai huyệt kia không đau: hàn nhiệt lẫn lộn ở biểu, nhẹ. Cơ thể còn tốt chưa suy nhược.
2-     Nếu chỉ có 1 và 143 báo đau: khí huyết đều kém nhẹ.
3-     Nếu chỉ 1 và 26 đau: khí kém ít, biểu có nhiệt.
4-     Nếu chỉ  143 và 19 đau: huyết kém ít, biểu có hàn.
5-     Nếu chỉ có 1, 19, và 26 đau: khí kém nhẹ, hàn nhiệt lẫn lộn  ở biểu.
6-     Nếu chỉ 1, 19 và 143 đau: khí huyết đều kém nhẹ, có hàn ở biểu.
7-     Nếu ở câu 6 mà 19 đau dữ dội hơn hai huyệt kia là có nhiễm lạnh nhiều, bằng không chỉ lạnh do suy yếu.
8-     Nếu 1, 143 và 26 đau: khí huyết đều kém, biểu có nhiệt. Cũng như trường hợp trên, nếu 26 đau nhiều là có thực nhiệt ở biểu, nếu không là nóng do hư yếu.
9-     Nếu 26, 143 và 19 đau: huyết kém, biểu có hàn nhiệt lẫn lộn.
10-  Thông thường khi 4 huyệt này không báo đau thì sẽ báo nóng bằng ngãi cứu.
11-  Khi 1, 19 hoặc chỉ một trong hai huyệt báo nóng: xem phần nguyên tắc chung của 4 huyệt.
12-  Nếu chỉ 1,19 và 26 báo nóng: khí suy, trở ngại chức năng hấp thu dương khí, biểu lý đều hàn.
13-  Nếu chỉ 1,19 và 143 báo nóng: tinh huyết kém, suy giảm chức năng lưu giữ nguyên khí, hàn ở biểu.
14-  Khi cả 4 huyệt đều  hút nóng: tổng trạng suy sụp nặng, các chức năng hấp thu lưu giữ khí huyết đều trở ngại. Khó điều trị hơn các trường hợp trên.
15-  Khi bệnh nhân đang bị đau nhức dữ dội thì toàn thân lạnh ngắt và sinh lý huyệt rối loạn. Không thể dò sinh huyệt bằng bất cứ  kỹ thuật nào, vì sẽ bị báo hiệu sai.
16-  Khi bịnh nhân đang sốt cao thì sinh lý huyệt đều rối loạn nên khám bằng huyệt sẽ không đúng. Phải dùng các phương pháp khám khác ngoài DC và suy luận thêm mới có thể kết luận đúng được.
                 Hai y án sau đây để thuyết minh trường hợp này:
                 Y án 1: một BN nam khoảng 20 tuổi, sáng ra đồng, nửa buổi phải về vì đau bụng kịch liệt, đi cầu phân lỏng nhưng không nhiều. Đã uống thuốc tây nhưng chưa cầm ỉa chưa giảm đau bụng, vẫn sốt cao. Khoảng 11 giờ khi tôi đến BN vẫn rên rĩ vì đau, toàn thân đều nóng, nhưng xét tình trạng đi cầu không có chứng nhiệt rõ rệt. Cả 4 huyệt đều không báo đau. Dò bằng ngãi cứu thì hút nóng mạnh. Tôi hơ bộ trừ thấp thì giảm sốt giảm đau bụng. Nhưng sau đó vài phút lại đau bụng đi cầu, phân vẫn ít. Song khi khám lại tôi thấy hai bàn chân lại lạnh, do đó dùng bộ thăng, bịnh nhân giảm đau giảm sốt, ngủ được một giấc khoảng một giờ đồng hồ rồi khỏe hẳn. Đây là do nguyên khí kém mà trúng hàn thấp nặng.
                  Y án  2: một phụ nữ chừng 30 tuổi, sinh con đầu lòng độ 10 ngày, bỗng nhiên đau 2 vú, tắc sữa, sốt cao. Uống thuốc cảm hai ngày liền không giảm. Khi tôi đến, BN vẫn sốt, sợ lạnh, toàn thân nóng hực, niêm mạc đỏ, hơi rịn mồ hôi nhưng phải trùm mền và bận áo len dày mới chịu nổi . Các huyệt không báo đau mà báo nóng dữ dội. Xét mạch, thấy phù hư. Vì là hàng xóm nên tôi biết BN vốn suy khí huyết từ lúc còn mang thai.Vậy chắc chắn là có hư suy và ngoại cảm. Tôi dùng bộ Thăng để giải cảm , BN giảm sốt, tỉnh táo, sữa bắt đầu rịn. Sau đó khoảng một tiếng đồng hồ, sốt lại, nhưng sữa không tắc. Tôi dùng nước đá áp các huyệt 26, 143, 3-, 87, cắt cơn sốt, cho uống Pécaldex ( BN có sẵn trong nhà ) nhưng liều gấp đôi. Bịnh nhân ngủ yên đến sáng, khỏi bịnh hoàn toàn. Đây là do khí huyết suy yếu, cảm phong hàn; sau khi giải cảm một lát sốt lại do hư nhiệt cộng với dư nhiệt do điều trị giải cảm hơi mạnh tay , nên dùng nước đá giải dư nhiệt và dùng thuốc bổ để bồi dưỡng. Thật ra nếu khí huyết suy nặng thì cũng khó đạt hiệu quả nhanh như vậy.
Lưu ý: Hai trường hợp số 15 và 16 là ngoại lệ. Không nên cố chấp dùng DC để chẩn đoán sẽ bị sai lầm.

D- KẾT LUẬN :

(Mới bổ sung)
              Chẩn đoán đúng là cơ sở để điều trị tốt. Vì thế dù rằng đã khám bằng huyệt, ta vẫn luôn kết hợp với khảo sát bằng mắt, sờ nắn, hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng bịnh, đồng thời phải biện luận giải thích được tại sao huyệt báo hay không báo bịnh với kỹthuật này hay kỹ thuật kia, nhằm hạn chế tối đa sai sót.
Chẩn đoán hàn nhiệt là một việc khá phức tạp vì nhiều ngoại lệ nhất là khi gặp hàn nhiệt lẫn lộn hoặc chân hàn giả nhiệt và chân nhiệt giả hàn.
Nhưng ưu điểm của Diện chẩn-ĐKLP trong việc chẩn đoán và điều trị  các vấn đề hàn nhiệt là có thể biết ngay tức thì sự đúng sai trên lâm sàng  để đổi hướng kịp thời. Nên khi thao tác cần chú ý theo dõi sít sao diễn tiến của bịnh chứng qua từng huyệt đang tác động. Mấu chốt là phải thuần thục các kỹ thuật sử dụng dụng cụ để không rơi vào tình thế huyệt báo bịnh saiCũng như trong điều trị , ta có thể tác động các huyệt này bằng kỹ thuật ấm nóng, các huyệt khác bằng kỹ thuật mát lạnh. Tương tự sự phối hợp thuốc trong phương thang để giải quyết các chứng hàn nhiệt lẫn lộn.      
             Những trình bày trên chỉ là những kinh nghiệm riêng. Có thể còn những dạng bịnh khác mà tôi chưa có may mắn gặp gỡ. Vì thế đây chỉ là một báo cáo ban đầu dể phần nào đáp ứng cho những ai ham thích sử dụng Diện chẩn-DKLP. Kính mong nhận đươc sự đóng góp để bổ sung sửa sai hầu phương pháp của chúng ta – một phương pháp mới do người Việt Nam tìm ra, dĩ nhiên có kế thừa một số vốn quý trong kho tàng y học của nhân loại – ngày càng hoàn thiện hơn.

Bổ âm huyết và tiểu đường

Cuối năm 1992, tôi nhận một ca bại liệt do tai biến mạch máu não. Bà vốn bị cao huyết áp do đường huyết cao đã lâu. Tôi đã phải hứa điều trị cho đến khi bà đi lại được mới nghỉ. Vì đây là mẹ của một người bạn khá thân. Từ một người chỉ nằm, đến khi bà tập đi được nhưng chưa tự đi được. Tôi đành phải theo vì lời hứa. Đến đầu tháng thứ ba, em bạn tôi hỏi “anh có chữa tiểu đường cho má em không?”. Tôi hơi ngạc nhiên, vì lúc bấy giờ tôi chưa biết cách trị bệnh tiểu đường. Tôi bình tỉnh hỏi lại “sao em lại hỏi vậy? Có gì lạ xảy ra à?”. 
Em bạn trả lời “từ lâu má em bị đường trong máu cao, luôn ở mức 130mg/L trở lên (theo đơn vị Pháp, bây giờ người ta thường theo Mol/L là theo kiểu tính của Mỹ) dù uống thuốc đều đặn. Anh chữa một tháng, đường chỉ còn 100mg/L. Đến tháng này chỉ còn 70mg/L, BS bắt mẹ em ngưng thuốc, theo dõi”.
Tôi lấy làm lạ, dỡ bệnh án, đọc lại từ ngày đầu đến lúc bấy giờ, phát hiện ra luôn dùng bộ Bổ Máu để điều chỉnh tổng trạng cho bà cụ. Sực nhớ đến danh y Trần Tồn Nhân (thời nhà Thanh) xác định muốn chữa Tiêu Khát (tên Đông Y của bệnh tiểu đường) không thể rời xa bài Lục Vị chỉ cần gia giãm trên từng BN mà thôi.
Vì lời hứa ban đầu, tôi không thể nghỉ dù rất nản lòng vì bà đã đứng rất vững, dìu đi rất nhẹ nhàng, nhưng hể buông tay ra là bà đứng im, nếu bước đi là ngã nghiêng ngay. Cho nên tuy đã đi được khi có người dìu sau một tháng, mà thời gian sau đó vẫn không tiến bộ gì thêm trong việc  tự đi, mặc dù thể trạng ngày càng tốt hơn. Tháng thứ sáu, hết mức chịu đựng nên tôi quyết định ngưng điều trị, nhưng……… khi tôi vừa mở miệng “thưa bác, con nghĩ bác đã tốt lắm rồi, chỉ cần chịu khó tập một thời gian nữa là xong”. Bà khóc òa như mưa giông, tôi hoảng hồn thưa lại “dạ……thôi bác nín đi…..bác yên tâm con không nghỉ đâu…….con theo bác cho đến khi bác tự đi được mới thôi”……mà trong lòng nghĩ “bác làm biếng và nhát quá như thế này thì làm sao tự đi được?”. Tôi phải năn nỉ cụ một hồi, con bác cũng phụ vào một hồi bác mới chịu nín. Không biết có bạn nào rơi vào cành ngộ như thế chưa........hihi. Mãi sau này tôi mới biết có thể bà bị tổn thương tiểu não, thời đó chưa có CT hay MRI (xin xem bài “Phương hướng điều trị các di chứng liệt” đã đăng).
Một năm tròn, tôi không chịu đựng nổi nữa đành im lặng rút lui, thời đó cả tôi và gia đình đó đều chưa có điện thoại nên tôi thoát hẵn………….hihi. Có điều vui là cả năm, chính xác là 10 tháng sau đó, bà không hề uống một viên thuốc nào để hạ đường huyết vì tháng nào BS quen của bà cũng đến lấy máu xét nghiệm kiểm tra mà chỉ số đường huyết vẫn trong giới hạn bình thường.
Hồi đó tôi chỉ dám gọi là Bổ Máu. Năm 1997 tôi quyết định đặt tên Bổ Âm Huyết sau khi dùng nó trị thành công nhiều loại bệnh thuộc dạng Âm hư chớ không riêng gì bệnh tiểu đường.
Sài Gòn, chủ nhật 07-04-2013.
Lương y: Tạ Minh




"Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra"
Vậy, làm thế nào để "Khỏe từ miệng vào, phúc từ miệng ra?"
Hoàn xin trích dẫn bài "Hướng dẫn kiêng cữ" của thầy L.y Tạ Minh để các bạn tham khảo. Nếu thấy hay và đúng cái bạn đang tìm thì áp dụng ngay và chia sẻ cho những người khác để gia tăng giá trị cho cộng đồng.

                      Hướng dẫn kiêng cữ

 Lương y Tạ Minh.
             Kiêng cữ thực ra chỉ là tránh né những nguyên nhân gây bệnh do bên ngoài đưa tới như thức ăn uống, khí hậu thời tiết, sinh hoạt hằng ngày. Mỗi một ngày khi thức giấc, cơ thể chúng ta bắt đầu đón nhận những yếu tố mới tác động vào như nắng - mưa - gió - bão - bụi bặm - mùi hôi - khí thải……v.v.. Khi bắt đầu ăn sáng là ta đưa một số chất mới vào. Chua có, cay có, đắng - mặn - ngọt có; cái nào hạp cái nào không hạp với ta?
            Điều trị bệnh mà không kiêng cữ thì hiệu quả điều trị rất kém, nếu không muốn nói là sẽ không có kết quả. Chúng ta thấy hiện nay xu hướng của Tây y cũng đã bắt đầu chú ý đến việc khuyên bệnh nhân kiêng cữ trong khi trị bệnh. Trước đây vài mươi năm, hễ hỏi đến kiêng cữ là y như rằng bệnh nhân sẽ bị bác sĩ cự nự cho một hồi. Nào là phải ăn cho đủ dinh dưỡng, nào là đã bệnh mà còn cữ ăn thì làm sao khỏe mà trị bệnh được…vv..!!! Quả thật thì Đông y bắt bệnh nhân cữ ăn hơi nhiều. Có nơi thấy bảng dặn dò kiêng cữ ăn uống của bệnh nhân có đến vài chục món. Có lẽ việc này xảy ra là do bệnh nhân uống thuốc Đông y, luôn có sự tương tác qua lại giữa thuốc và thức ăn. Vì thực chất thuốc Đông y đều có nguồn gốc thực vật hay động vật, là một dạng thức ăn hơi đặc biệt vậy thôi.
            Nếu chỉ dùng huyệt để trị bệnh thì chúng ta không sợ những tương tác như đã nói mà chỉ cần kiêng cữ những tác nhân gây bệnh mà thôi. Đó là một trong những ưu điểm của phương pháp trị bệnh không dùng thuốc. Vừa an toàn vừa đơn giản.
            Trong quá trình hành nghề và nghiên cứu chọn lọc tôi nhận thấy chỉ cần kiêng cữ theo các nguyên tắc:
1)                  Điều kiện môi trường không thích hợp: nóng - lạnh, ẩm - khô, trong sạch hay bụi bặm.
2)                  Điều kiện làm việc: thay đổi công việc hay ít ra cũng cải thiện thói quen trong làm việc đối với các bệnh do nghề nghiệp gây ra.
3)                  Thức ăn, uống: nếu kiêng cữ như Đông y lâu nay tuân theo ta sẽ có một danh sách rất dài, thậm chí hầu như không còn gì để ăn ngoài mễ cốc (gạo, lúa mì…)!! Bệnh nhân sẽ dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Do đó tôi chỉ chú trọng vào những món trực tiếp gây bệnh một cách mạnh mẽ cho cơ thể mà thôi. Gồm các nhóm chính.
·                     Nhóm gây lạnh cho cơ thể trong những bệnh do lạnh: thức ăn uống ướp lạnh, các món có vị đắng mạnh như khổ qua, rau má, tim sen, rau ngổ, rau đắng…… Các món quá mát như cam, dừa, thanh long, rau đay, bồ ngót……
·                     Nhóm gây nóng ráo cho cơ thể: các món ăn chiên, các thức có vị cay nồng như tiêu, ớt, tỏi, gừng…… Các món cung cấp năng lượng nhiều như chocolate, cacao, các loại kẹo bánh có dùng đường……
·                     Nhóm gây co cân - cơ: các chất có vị chua đậm như chanh, cam, thơm (dứa)…… các chất làm lạnh cơ thể.
·                     Nhóm gây trì trệ: hầu hết các món có chất nhờn đều gây trì trệ ứ đọng cho cơ thể như đậu bắp, rau đay, mồng tơi, khoai mỡ…… và các chất làm hạ nhiệt.
·                     Nhóm gây viêm: hiện nay tôi chỉ phát hiện ra hai món gây viêm rất mạnh (trên cơ thể vốn bị viêm): thịt gà và các loại mắm như mắm tôm, mắm ruốc, mắm sặc, mắm thái… (nước mắm thì vô hại, có lẽ vì độ mặn cao và quá trình lên men đã hoàn chỉnh nên không có độc - hay ít độc??).
·                     Nhóm có chất hóa học phát sinh: tất cả các món trải qua quá trình lên men sinh học (khác với lên men công nghiệp như xì dầu, magie): như chao, tương, bánh mì, rượu, bia…… LƯU Ý: các loại này đôi khi đã nấu chín vẫn không phân hóa được các hóa chất trong nó nên vẫn gây bệnh cho cơ thể khi dùng.
Nói chung khi bệnh có liên quan tới gan (Can) và tụy (Tỳ) thì cần kiêng cữ khá nhiều, nghiêng về hướng chất gây viêm và chất có hóa chất lạ, vì gan và tụy là bộ máy chính trong xử lý hóa chất của cơ thể (Can chủ sơ tiết, mưu lự – Tỳ chủ hóa), dĩ nhiên ở tế bào cũng có những quy trình xử lý hóa chất nhỏ riêng. Với Gan ta còn cần kiêng cữ thêm thịt bò, cá biển độc như cá ngừ, cá chuồn, cá nhám, cá nục… còn các loại cá hiền thì dùng được như cá chim, cá thu, cá bạc má… Với Tụy ta còn cần kiêng cữ thêm các chất gây lạnh.
            Còn các loại bệnh chứng liên quan ta cứ theo bảng hướng dẫn nêu trên mà khuyên bệnh nhân kiêng cữ.
            Theo triệu chứng ta có:
·                     Chứng đau nhức: cữ nhóm gây lạnh, gây co cân cơ.
·                     Chứng viêm (sưng + nóng + đỏ + đau), chấn thương: cữ nhóm gây viêm và nhóm gây co cân cơ, nhóm gây lạnh (nếu bệnh thuộc hàn), nếu là bệnh thuộc nhiệt thì ngược lại cần cữ nhóm gây nóng.
·                     Chứng ứ trệ, sưng nề (không nóng đỏ): cữ nhóm gây trì trệ, nhóm gây co cân cơ, nhóm gây lạnh (vì lạnh cũng là một nguyên nhân gây trì trệ cho cơ thể).
·                     Chứng có nhiễm trùng hay viêm do nhiệt: viêm do nhiễm trùng hay do nhiệt đều gây ra triệu chứng đau nhức. Thật ra trong Đông y thì phân chia khá rõ: đau thì do nhiệt, nhức là do hàn, nhưng hầu hết bệnh nhân không thể phân biệt được hai triệu chứng này mà họ thường gộp chung hoặc nói lẫn lộn. Loại này cần cữ các món gây nóng ráo, nhóm gây viêm.
·                     Các chứng có tính dị ứng, các loại bệnh ngoài da: nhóm có hóa chất phát sinh.
Như vậy ta có một đường lối kiêng cữ khá linh động vì theo gốc bệnh chứ không theo tên bệnh. Đo đó dễ nhớ để dặn dò bệnh nhân.
TP. Hồ Chí Minh, 12 – 6 – 2002.

Điều trị liệt do tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não

Lương y Tạ Minh

Phương hướng điều trị các di chứng liệt

Liệt do Tai Biến Mạch Máu Não (là tên gọi chung của xuất huyết não và nghẽn mạch máu não mà trước đây thường gọi là nhũn não), liệt do Chấn Thương Sọ Não và liệt do Viêm Não đều có căn nguyên từ việc tổn thương hoặc bế tắc trong não. Tương tự ta có liệt do Chấn Thương Tủy Sống, liệt do Viêm Tủy Cắt Ngang; hai trường hợp sau cũng đều do thương tổn hoặc chèn ép ở một đoạn tủy sống gây liệt.
Tai biến mạch máu não - Chấn thương sọ não
 'Cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh'
Tuy nguyên nhân khác nhau nhưng các trường hợp nêu trên đều gây thương tổn và chèn ép bế tắc cho não hay tủy sống là hệ thần kinh (gồm nhiều dây thần kinh chằng chịt). Ta đã biết,hệ thần kinh hoạt động theo cơ chế giống như cơ chế của các máy dùng điện năng. Hệ thống này hoạt động tốt hay kém là do chất lượng máy, chất lượng dây dẫn; và do điện áp của hệ thống đủ hay thiếu.
Xét hệ thống quạt máy vận hành nhờ điện. Ta nhận biết hệ thống này vận hành được (thấy cánh quạt quay) nhờ các thông số: điện năng đến, động cơ, vật liệu dẫn điện, mạch điện thông suốt, cánh quạt. Điện áp yếu hay hệ thống động cơ và dây dẫn kém chất lượng thì quạt quay yếu; điện áp đủ, động cơ và dây dẫn tốt thì quạt quay mạnh; nếu quá kém thì quạt không quay nổi dù điện vẫn vào. Cánh quạt quay hay không là do những yếu tố trước nó hội đủ mức cần thiết hay yếu kém.
Tương tự như vậy. Ta nhận biết cơ bắp hoạt động được hay bị liệt lệ thuộc vào các thông số: năng lượng cung cấp từ máu; chất lượng hệ thống thần kinh từ não bộ đến tủy sống đến các dây thần kinh ngoại biên, chất lượng các khớp thần kinh (sinap). Các thông số cần thiết này hội đủ một cách hoàn hảo thì hệ thần kinh chỉ huy các cơ vận động được như ý; một hoặc nhiều trong các thông số này khiếm khuyết thì các cơ vận động yếu hoặc ỳ ra dù tín hiệu thần kinh vẫn đến.
Quạt máy không quay nổi khi điện năng thiếu, nếu không biết ta cứ cho điện vào thì một thời gian sau hệ thống bị cháy. Tương tự (nhưng hơi khập khiễng), khi máu đến không đủ, hệ thần kinh không chỉ huy nổi các cơ bắp dù các tế bào thần kinh vẫn còn thoi thóp sống. Nếu để thiếu máu lâu, vùng tế bào thần kinh này có thể bị chết hẳn và việc phục hồi vận động cho cơ do chúng chỉ huy là không còn hi vọng.
Vì thế,việc phục hồi sinh lực cho hệ thần kinh là biện pháp chủ đạo của việc điều trị các thể bệnh bại liệt. Trước đây, Tây y dùng các loại thuốc chống xuất huyết, tan máu bầm; nửa cuối thập niên 90 Trung Quốc đề xướng và thực hiện việc mổ sọ não để hút máu ứ cho bệnh nhân bị xuất huyết não cũng từ nguyên lý này. Từ đó việc cứu sống cho bệnh nhân xuất huyết não nặng không còn khó khăn. Hiệu quả điều trị di chứng liệt sau tai biên mạch máu não cũng tiến bộ vượt bậc. Nhưng trên thực tế ta thấy còn không ít bệnh nhân vẫn phải chịu di chứng nặng. Vì sao?
Thú vị ở chỗ là thực tế cho thấy việc cải thiện di chứng cho các bệnh nhân tổn thương não-tủy có kết quả tốt hơn vẫn thuộc lãnh vực dùng huyệt dù thuộc bất cứ trường phái nào. Vì sao?
'Điều trị tai biến mạch máu não bằng bộ Tiêu Viêm Khử Ứ'
Năm 1988, tôi xây dựng được bộ Tan Máu Bầm có công dụng phá tan máu ứ rất mạnh và được dùng phổ biến trong giới DC. Bộ huyệt này hiện nay đã được tôi triển khai thêm và đặt lại tên mới Tiêu Viêm Khử Ứ vì nhận thấy tác dụng của nó rộng hơn việc làm tan máu bầm. Bộ huyệt này luôn được sử dụng để giải quyết các di chứng của chấn thương, trong hậu phẫu và đều thành công tốt đẹp.
Nhưng mãi đến khoảng năm 1997-98 tôi mới áp dụng vào việc chữa liệt do tai biến mạch máu não sau khi chữa thành công liệt do chấn thương tủy và chấn thương sọ não; và sau khi biết thông tin TQ tách hộp sọ hút máu ứ trong xuất huyết não. Kết quả không ngờ là hiệu quả nhanh và cao hơn các phác đồ trước đã áp dụng từ 1987. Tôi đã công bố rộng rãi khám phá mới này trong “Kỷ Yếu 20 năm Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp” do Thầy Châu chủ biên.
Một thú vị bất ngờ khác nữa là vẫn có thể can thiệp tốt các trường hợp nghẽn mạch máu não gây tai biến mà trước đây thường được gọi là “nhũn não”. Kể cả trường hợp nghẽn mạch do mãng xơ vữa .
'Chấn thương sọ não - tiến triển nhanh một cách rõ rệt'
Khi áp dụng bộ TIÊU VIÊM KHỬ Ứ vào việc chữa di chứng liệt do các nguyên nhân tai biên mạch máu não, chấn thương sọ não thành công, tôi vẫn luôn thắc mắc vì sao Tây y đã hút máu ứ, đã dùng thuốc để tan máu ứ mà bệnh nhân vẫn còn liệt, nhất là với chấn thương sọ não. Chỉ khi tôi trị thì chức năng vận động cơ mới tiến triển nhanh một cách rõ rệt ?
Không có phương tiện để tìm hiểu, tôi đành tự nêu các vấn đề sau:
Có phải biện pháp hút máu ứ bằng phẫu thuật chỉ giải quyết được các vùng máu lớn thấy được, CT hay MRI cũng chỉ thấy được còn máu ứ lớn nên kiểm tra thấy rằng đã thông. Còn những hạt hồng cầu li ti kẹt đâu đó trong các vi mạch mà CT và MRI không thấy được vẫn có thể gây thiếu máu cho các tế bào thần kinh của nó phụ trách. Vì thiếu máu nên các tế bào thần kinh này không đủ năng lượng để chỉ huy các cơ liên quan, mặc dù tế bào thần kinh này chưa chết hẳn.
Có phải thuốc không đánh tan hết được các hạt hồng cầu lit ti còn lại trong các vi mạch máu ? Có phải di chứng liệt vẫn còn vì máu ứ hay là vì một yếu tố khác khiến cho các tế bào thần kinh không làm được việc?
Hay là do cả 2 yếu tố: huyết ứ li ti và cái gì khác máu ứ còn tồn đọng trong hệ thống thần kinh khiến hệ thống hoạt động kém hẵn.
Nêu thì nêu nhưng giải đáp được cho rõ ràng và chính xác thì tôi chịu thua vì ngoài khả năng kỹ thuật.
Không giải đáp được nhưng trên lâm sàng, tôi luôn thành công hơn các giải pháp khác. Bởi có nhiều bệnh nhân đã bị vài năm từng được điều trị bằng các giải pháp khác, bởi những thầy thuốc khác và không chỉ một thầy thuốc mà vài thầy thuốc trước tôi. Tuy nhiên trong những trường hợp này, hiệu quả cải thiện không cao hơn nhiều, nhưng vẫn có tiến bộ thêm sau khi tôi điều trị. Còn những trường hợp mới bị, sau khi ổn định được huyết áp xuất viện hoặc sau khi mổ sọ não do chấn thương xuất viện mà được tôi trị ngay thì không ai là không đi đứng được, tuy rằng mức độ hồi phục có khác nhau.
Từ những kết quả đó tôi tin là mình đang đúng hướng và đúng nhất từ trước đến giờ. Bởi nguyên lý rất phù hợp với Tây y có kỹ thuật cận lâm sàng cụ thể. Nói lên điều này là một điều không hay xét về khía cạnh “khiêm tốn” theo Đông phương.
NHƯNG…..đã hơn 20 năm lăn lộn với nghề, lang thang trong bụi đường và mưa nắng khắp hang cùng ngỏ hẽm của Sài Gòn-Chợ Lớn và các vùng lân cận như Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và hiện nay là Hà Nội,chứng kiến biết bao cảnh đời đau khổ của bệnh nhân và gia đình họ tôi không thể im lặng chỉ để được hai tiếng “khiêm tốn”!!
Tin và dùng kinh nghiệm nhỏ nhoi này của tôi hay không là tùy quý vị nhưng nghĩa vụ của tôi là phải nói lên sự thật. Nếu không, tôi có lỗi với những bệnh nhân đã qua của tôi và với những bệnh nhân có thể sẽ mắc phải trường hợp đau thương này.
Kính mong quý đồng nghiệp và quý bậc trưởng bối cảm thông và lượng thứ.
Bây giờ, tôi xin trình bày toàn bộ chi tiết kinh nghiệm của tôi, tuy đã được nói đến trong “Kỹ Thuật Chẩn Trị Bệnh Bằng Diện Chẩn- Điều khiển liệu pháp Kết Hợp Đông Tây Y” nhưng hơi ngắn gọn nên các anh chị em còn yếu về Diện Chẩn không dùng được vì không hiểu hoặc không tin vì thấy quá đơn giản:
Các bạn đã có tài liệu huấn luyện của tôi cần cập nhật theo bài dưới đây tuy rằng có chung tựa đề vì lần này tôi sẽ viết chi tiết hơn:

Điều trị liệt do tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não

Tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não thường đưa đến liệt vận động, đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường hợp phục hồi hoàn toàn theo cơ chế tự khỏi và cơ chế bù, tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Có 2 cơ chế bù: bù tại não là vùng não lành làm thay chức năng cho vùng não bị thương; cơ chế bù tại cơ là những cơ lành làm thay việc cho cơ bị tổn thương. Chưa hết, vào đầu thập niên 00 của thế kỷ 21, người Mỹ phát hiện ra rằng các tế bào thần kinh có thể tái tạo nhưng phải mất khoảng hơn 3 năm. Chính nhờ các cơ chế này mà một số bệnh nhân nghèo không đủ sức theo đuổi việc điều trị vẫn phục hồi được một số chức năng vận động sau một thời gian khá dài.Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng may mắn như thế. Vì cũng có một số bệnh nhân bị liệt vài năm đến tôi chữa mới bắt đầu phục hồi. Một số ít bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắn bị tổn thương tương đối nhẹ và được điều trị ĐÚNG CÁCH NGAY TỪ ĐẦU. Đa số là để lại cho bệnh nhân vài di tật về thể xác hoặc tinh thần khi bị hơi nặng hoặc được điều trị không đúng cách kịp thời ngay từ đầu.
Trong di chứng liệt do tai biên mạch máu não và chấn thương sọ não thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải pháp đồng bộ một cách khéo léo : THUỐC MEN, TẬP LUYỆN, HUYỆT ĐẠO.
Việc dùng thuốc thì tùy, Tây hay Đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi - trong tai biên mạch máu não - thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dõi) cho đến khi HA ổn định thật sự, vì tuy đã xuất viện HA của bệnh nhân vẫn có thể lại bất ổn và tai biến tiếp là điều rất dễ xảy ra. Việc ổn định HA khá phức tạp, dù phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này, các phác đồ về huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị . Cho nên các anh chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh nhân , tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động.
Tập luyện có hai phần : thụ động và chủ động. Tập thụ động là kỹ thuật viên hay người nhà tập cho bệnh nhân, luôn luôn rất cần khi bị liệt cứng. Tập chủ động là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn kềm cặp của Kỹ thuật viên (trong thời gian đầu hoặc tự nghĩ ra các tư thế trong sinh hoạt thường ngày trong giai đoạn sau), chỉ cần từ khi bệnh nhân bắt đầu vận động được dù còn rất yếu ớt. Việc này đòi hỏi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ KTV trong thời gian đầu.
Về huyệt đạo, đúng hơn là về Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp, LÀ CHỦ ĐỀ CHÍNH CỦA BÀI NÀY. Tôi xin cống hiến các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do tai biên mạch máu não và chấn thương sọ não.
Phác đồ điều trị tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não:
· Giai đoạn một: 156 - + , 38 - +, 7 - + , 50, 37, 61 - +, 3 - +, 290 - +, 16 - + , 26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và Trắc diện phía đối bên bị liệt.
Phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, dương
Đồ hình phản chiếu điều trị tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não
 Đồ hình ngoại vi trắc diện

Diện chẩn chữa tai biến mạch máu não
Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể
Tai biến mạch máu não - Diện Chẩn
· Giai đoạn hai: khi bệnh nhân bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt, phía cùng bên bị liệt. Gồm phản chiếu nửa lưng, tay chân bên liệt. Tuy nhiên chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều. Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng. Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân theo bài Phục hồi chính khí để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh hơn.
· Với tại chỗ ta tác động vào gáy, lưng, tay chân bên bị liệt.
· Trường hợp đã dùng bộ Tiêu Viêm Khứ Ứ nêu trên 3 tuần mà bệnh nhân vẫn chưa tự đứng, chưa tập đi được thì cần chú ý việc điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân. Vì thường do huyết khí kém quá nên cơ bắp không đủ sức nâng đở cơ thể.
· Khi lực chân của bệnh nhân đã mạnh, tự đứng khá lâu không ngã nhưng hễ bước đi thì lại ngã là do có tổn thương vùng tiểu não, ta cần tác động phản chiếu tiểu não là vùng sơn căn ấn đường, vùng đầu mũi và môi, cằm (theo Đồ hình phản chiếu não bộ). Nếu kết quả CT hay MRI cho biết có tổn thương tiểu não thì ta cần can thiêp ngay vùng này từ đầu mới có kết quả cao được.
Kỷ thuật: day ấn hoặc rung các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên. Nếu bên liệt lạnh mát hơn bên lành thì nên tác động huyệt và vùng phản chiếu có bôi dầu cao, sau khi nhiệt độ 2 bên như nhau thì không dùng dầu nữa. Nếu nhiệt độ 2 bên như nhau thì không cần dùng dầu.
Biện luận: tai biên mạch máu não và chấn thương sọ não đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân ….v..v. Vì vậy gốc bệnh là ở não , các cơ phận chỉ là ngọn. Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Như vậy khi não bộ được phục hồi thì tay chân lập tức phục hồi. Chỉ những trường hợp lâu ngày cân cơ bị teo rút thì ta cần tác động mạnh trực tiếp vào các vùng tứ chi để tìm cách hồi phục các cân cơ này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm, lọc ứ ở não và cải thiện sự lưu thông máu ở não.
Chú ý:
- Cần kiêng cử không ăn uống các thức chua,lạnh và các thức gây viêm (xem bài “Hưỡng dẫn kiêng cử”. Tránh tất cả các xúc động, các thay đổi đột ngột về nhiệt độ, về động tác.
- Việc lăn thêm tuy cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi !! Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.
- Việc xung điện vào tay chân cũng không nên dùng quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào thần kinh còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào thần kinh là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại? Nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.
- Trong chấn thương sọ não chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập Vật lý trị liệu . Tuy nhiên Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương . Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống thần kinh. Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.
Chúc tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những bệnh nhân bị bại liệt do hai nguyên nhân trên.
Trong bài này, tôi lấy ví dụ là bệnh nhân bị liệt bên trái để minh họa hình vẽ vùng phản chiếu đầu các đồ hình Âm, Dương, Trắc diện.
Lương y Tạ Minh