Bài đăng nổi bật

52 phác đồ Diện Chẩn thường dùng

52 phác đồ Diện Chẩn thường dùng  "52 Phác đồ Diện Chẩn thường dùng" vừa là các phác đồ hỗ trợ, vừa là các phác đồ điều t...

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015


8 thuyết căn bản của Diện Chẩn Bùi Quốc Châu


Diện Chẩn là một phương pháp được xây dựng trên nền tảng Văn hoá Việt và các Nguyên lý Âm Dương – Ngũ hành, Người sáng lập ra phương pháp này là GS TSKH Bùi Quốc Châu đã đưa ra những lý thuyết cơ bản để dựa vào đó, tạo ra rất nhiều các kỹ thuật phòng và chữa bệnh khác nhau, tuy có những kỹ thuật mới xem qua tưởng chừng như chuyện giả tưởng, nhưng thực ra đều có những cơ sở khoa học vững chắc.

A/ Các thuyết của Diện Chẩn 

1.Thuyết Phản chiếu : 

Nguyên lý phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể)  Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu  của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân...) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương ( gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con người. Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động. 
Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau : Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.

2.Thuyết Biểu hiện

Theo thuyết Biểu hiện thì những gì (tình trạng đau yếu/ triệu chứng bệnh …) ở bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, ở bên dưới sẽ hiện ra bên trên. Còn về giai đoạn thì những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước, những gì đang xảy ra sẽ biểu hiện và những gì đã xẩy ra sẽ lưu lại các dấu vết.
Những biểu hiện này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, được thể hiện một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý . Chúng có tính chất hai chiều thuận nghịch và nơi biểu hiện cũng là nơi mà ta có thể điều trị.
Ví dụ : Thống điểm (điểm đau): điển hình như vết tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán cũng là nơi tác động để trị liệu.

3. Thuyết Phản hiện :

Ngược lại với thuyết Biểu hiện, là thuyết Phản hiện. Đây là một tình trạng khá đặc biệt do khả năng biểu hiện của cơ thể bị rối loạn, nên đưa đến biểu hiện quá nhiều dấu hiệu ( Kể cả những dấu hiệu không có giá trị chẩn đoán ) hay biểu hiện quá ít dấu hiệu đưa đến tình trạng nếu không biết hay thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó chẩn đoán được bệnh.

4.Thuyết Cục bộ

Khi một cơ quan hay bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay bệnh đang tiến triển thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng ( gọi là các dấu hiệu cục bộ) Quy luật này chi phối trên thân thể hơn là trên vùng mặt.
Ví dụ : Da vùng gan có tàn nhang đen hay đỏ hoặc tia máu, báo hiệu lá gan có bệnh . Trong phạm vi Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp thì mỗi một huyệt trên vùng mặt ngoài tác dụng cho các cơ quan ( ngoại vi hay nội tạng) ở xa trên cơ thể, các huyệt này còn có giá trị cục bộ ( tại chỗ ) và lân cận.
Ví dụ : Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn có tác dụng làm sáng mắt ( vì ở cạnh mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau vùng Thái dương ( vì huyệt này nằm trên vùng thái dương).

5. Thuyết Đồng bộ :

Theo thuyết đồng bộ thì có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các dấu hiệu báo bệnh trên mặt và trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là có những dấu hiệu chỉ xuất hiện một trong hai nơi ( hoặc trên mặt hoặc trên cơ thể ) hay xuất hiện không đồng thời và không cùng lúc với bệnh, có khi xuất hiện khá xa thời kỳ bệnh tật xảy ra.

6.Thuyết Biến dạng :

Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là bất biến mà trái lại, có thể thay đổi tính chất, màu sắc và hình thái tuỳ theo thời gian, mức độ, tình trạng hay diễn biến bệnh của từng người.
Ví dụ : Khi đang có bệnh thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hay bóng hơn. Bệnh giảm thì nhạt dần. Nhưng vẫn có ngoại lệ như mụt ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào. Khi hết bệnh hay đã cắt bỏ noãn sào nhưng mụt ruồi vẫn không mất đi.

7.Thuyết Đồng ứng 

Cho rằng, những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Cụ thể là  những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có những tương quan, có thể ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau.
 dụ : Sống mũi tương tự sống lưng  nên có quan hệ với sống lưng (và ngược lại) hai cánh mũi có hình dạng tương tự như hai mông nên có ảnh hưởng đến mông. Gờ mày có dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay, ụ cằm có hình dạng như bọng đái nên có liên quan đến bọng đái... 
Sống mũi đồng ứng với cột sống 
Sống mũi đồng ứng với cột sống
Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim 
Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim
Không những thế, những bộ phận ngoại vi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đầu gối... cũng có những hình dạng tương tự như một số bộ phận nội tạng, như bàn tay nắm lại với ngón cái giơ lên đồng ứng với trái tim, bàn tay đặt úp đồng ứng với lá mía, hai bàn tay úp lại đặt sát vào nhau lại đồng ứng với não bộ nhìn từ bên dưới...
Tác giả tìm ra thuyết này từ câu : «Đồng Thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm  « ăn gì bổ nấy » trong dân gian, cho rằng ăn tim heo chưng cách thuỷ với Châu sa, thần sa có tác dụng làm cho tim hết hồi hộp, ăn bồ dục (quả cật) heo hầm với đậu đen để trị đau lưng (liên quan đến quả thận của người) ... Từ điều này, tác giả đã tìm ra hàng loạt bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.
Hệ luận 1 : Thuyết Đồng hình tương tụ :
Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau. Ví dụ : Cánh mũi có hình dáng tương tự mông, do đó có liên hệ đến mông – Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng do đó có liên hệ đến sống lưng.
Hệ luận 2 : Thuyết Đồng Tính Tương liên :
Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hoá giải ( Tình trạng đau/khoẻ) nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự do đó có thể hỗ trợ hay khắc chế nhau.

8. Thuyết Giao thoa :

Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ : Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau ( vì gờ mày liên hệ với cánh tay) . Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.
Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.
Ví dụ : Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá năng.
"Trích cuốn Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com

Đồ hình phản chiếu Ngoại vi

Hệ thống đồ hình phản chiếu các bộ phận ngoại vi cơ thể và các nội tạng lên gương mặt là cơ sở chẩn trị căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Qua đó ta có thể sử dụng các dụng cụ diện chẩn để tác động lên các bộ huyệt, tương ứng với các bộ phận phản chiếu trên gương mặt nhằm chữa trị các bệnh chứng tại các bộ phận ngoại vi và cơ quan nội tạng này.
            Nhìn trên đồ hình ta sẽ thấy trên gương mặt sẽ phản chiếu rât nhiều các bộ phận khác nhau từ bên ngoài như tay chân, đầu, thân hình… cho đến các cơ quan bên trong như ngũ tạng lục phủ…Như vậy, khi tác động lên một khu vực là ta đã tác động lên nhiều cơ quan khác nhau, nhưng chỉ có các cơ quan đang có bệnh, đang có những vấn đề không ổn định mới chịu ảnh hưởng của sự tác động này. Đây là một yếu tố độc đáo của phương pháp Diện Chẩn. Điều đó có nghĩa là chỉ bộ phận đau, được tác động đúng mới có hiệu quả, còn bộ phận không đau hay tác động không đúng sẽ không có hiệu quả cũng như bất cứ phản ứng phụ nào, đây cũng là tính an toàn của phương pháp.
 Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể Nam & Nữ trên mặt
Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể Nam & Nữ trên mặt 
TRÊN MẶT
CƠ THỂ
Đồ hình Âm: hình người đàn bà ( màu xanh)
          Khu vực giữa mí tóc trán
1-     Khu  vực nằm hai bên vùng giữa trán
2-     Đoạn từ giữa trán đên khu vực giữa hai đầu mày (Ấn đường)
3-     Đoạn từ ấn đường đến Sơn căn (chỗ thấp nhất sống mũi giữa 2 đâu mắt)
4-     Sơn căn
5-     Khu vưc sống mũi sát với sơn căn
6-     Chỗ hõm dưới cung gò má (vùng huyệt hạ quan)
7-     Hai gò má /(2 vú)
8-     Đoạn từ hõm dưới cung gò má chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến ngang dái tai thẳng ra đến viền mũi và chay dài theo nếp nhăn mũi má đên khỏi khóe miệng  độ 1cm
9-     Nhân trung
10-  Hai bên nhân trung
11-  Viền mũi
12-  Vùng từ đầu trên mũi xuống bờ môi trên kéo dài ra đến đầu xương quai hàm (nơi huyệt giáp xa)
13-  Từ huyệt giáp xa chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến bờ dưới xương hàm dưới
 14-  Dọc theo bờ dưới xương hàm dưới đến cằm

Đỉnh đầu
Hai mắt
Mũi

Nhân trung
 Môi, miệng, lưỡi
Cằm
Khớp vai
 Hai vú

Cánh tay, cùi chỏ

   Âm hộ (âm đạo-tử cung)
Noãn sào
Háng
Vùng đùi gối

 Vùng đầu gối và cẳng chân
 Các ngón chân: ngón cái về phía quai hàm, ngón út về phía quai hàm
Đồ hình Dương: hình người đàn ông ( màu đỏ)
1-     Giữa trán
2-     Phần trên ấn đường
3-     Hai chân mày và gờ cung mày
4-     Đầu mày
5-     Góc nhọn của chân mày
6-     Chỗ hõm dưới gờ chân mày
7-  Từ cuối chân mày ra thái dương và theo viền tóc mai xuống đến ngang đỉnh xương  má
8-     Sống mũi ( là cột sống)
9-     Cánh mũi
10-  Đầu trên rãnh Nhân trung
 11-  Nhân trung
 12-  Hai bên Nhân trung
13-  Từ viền mũi qua bờ môi trên
14-  Khóe miệng và  khu vực bọng má
15-  Từ bọng má chéo xuống cằm
16-  Bờ cong ụ cằm
17-Từ chóp cằm trở ra theo bờ dưới xương hàm xương hàm dưới
Đỉnh đầu
Chẩm và cổ gáy
Hai cánh tay
Khớp vai
Cùi chỏ
Cổ tay
Bàn tay (úp xuống) và các ngón cái ở thái dương, ngón út ở ngang đỉnh xương gò mũi
cột sống (sống lưng)
Mông
Hậu môn
 Dương vật
 Dịch hoàn
Háng-đùi
Nhượng chân và gối
Cẳng chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân
Gót chân
Các ngón đầu ngón chân


  
Đồ hình phản chiếu bàn tay mởĐồ hình phản chiếu bàn tay nắm
  
Đồ hình phản chiếu bàn chânĐồ hình phản chiếu hai lỗ tai
 
 
  
Đồ hình phản chiếu
Tay, chân, mắt, mũi, lưỡi
Đồ hình phản chiếu
Ngoại vi cơ thể trên da đầu
Đồ hình phản chiếu tay – chân – mắt – mũi
1.Mông – vai
2. Khuỷu tay 
3. Bàn tay
4. Mắt
5. Mũi
6. Miệng
7. Lưỡi
8. Khí quản – thực quản
1. Vùng giữa trán và trên trán
2. Vùng trên thái dương
3. Vùng thái dương
4. vùng dưới thái dương
5. Phía trước thái dương
6. Phía dái tai, bọng má
7. Khu vực dái tai, bọng má
8. Vùng bọng má.
Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên da đầu
  1. Đầu, cổ
  2. Hai cánh tay
  3. Thân mình
  4. Hai bàn chân
  1. Vùng trên trán
  2. Vùng sau thái dương
  3. Dọc theo đỉnh đầu
       4.Phần sau đầu
 
 
 
Đồ hình RodinĐồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng
 Đồ hình Rodin
  1. Cổ gáy
  2. Cánh tay
  3. Cổ tay – bàn tay
  4. Sống lưng
  5. Cẳng chân
  6. Bàn chân
  1. Vùng bán bình tai
  2. Vùng giữa tai và mắt
  3. Vùng khóe mắt
  4. Sát vành tai
  5. Vùng má 
  6. Vùng cằm
Đồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng
  1. Đầu
  2. Hai cánh tay – bàn tay
  3. Lưng
  4. Đùi – cẳng chân
  5. Bàn chân
  1. Trán
  2. Hai lông mày – khóe mắt
  3. Sống mũi
  4. Hai mép
  5. Vùng cằm
 
"Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com