Bài đăng nổi bật

52 phác đồ Diện Chẩn thường dùng

52 phác đồ Diện Chẩn thường dùng  "52 Phác đồ Diện Chẩn thường dùng" vừa là các phác đồ hỗ trợ, vừa là các phác đồ điều t...

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Thế Nào Là 1 Cơ Thể Quân Bình

Cơ thể quân bình là một thể trạng lành mạnh mà mọi thành phần cấu tạo hòa hợp theo một tỉ lệ hài hoà, không một thành phần nào chiếm ưu thế hay bị yếu kém do đó sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những khả năng chuyển hoá sẵn có trong cơ thể hoạt động thuận lợi và phát triển tới mức độ tối ưu của nó.

Có 2 loại cơ thể quân bình:
  1. Loại cơ thể quân bình bền do chính khả năng chuyển hoá sẵn có của cơ thể tạo thành nhờ sự ổn định của tinh thần, thực phẩm nuôi dưỡng thích hợp và cơ thể vận động điều hòa. Loại quân bình bền này giúp cơ thể có tính chất chịu đựng cao, giúp khả năng chuyển hoá của cơ thể hoạt động hữu hiệu tới mức tối đa và lâu dài.
  1. Loại cơ thể quân bình kém bền hơn tạo bởi những yếu tố hỗ trợ từ bên ngoài như thuốc chế tạo từ hoá dược, những máy móc hay dụng cụ điều trị hỗ trợ. Loại quân bình bền này trong đa số trường hợp những yếu tố như hóa dược, dụng cụ, thường thay thế các chức năng chuyển hoá trong cơ thể , hậu quả là cơ thể phải hoàn toàn tuỳ thuộc vào chúng trong một thời gian nhất định với những phản ứng phụ khá bất lợi cho thể cơ về lâu dài luôn luôn kèm theo.

Tiêu chuẩn để biết một cơ thể quân bình

( Điểm số cũng nói lên tầm quan trọng của từng tiêu chuẩn )
  • Về mặt sinh lý
  1. Tiêu hóa tốt, không dễ bị ngoại cảm hay các chứng dị ứng về da, về thời tiết, về thực phẩm, về môi trường sống. Phân thải ra không nhão, không khô quá. Đối với người ăn thực dưỡng thì phân nổi trên mặt nước do chỉ còn chất xơ sau khi toàn bộ dưỡng trấp được cơ thể hấp thu hết (3 điểm)
  1. Ăn ngon, ngủ ngon, không cảm thấy mệt mỏi, uể oải vô cớ, dễ ngủ trong mọi trường hợp, giấc ngủ sâu và ít mộng mị (5 điểm)
  1. Không dễ bị rối loạn về chức năng như nhức đầu, sổ mũi, đau nhức cơ bắp; không dễ bị  ngoại cảm hay dễ  bị dị  ứng với thới tiết, khí hậu, thực phẩm (7 điểm)
  • Về mặt tâm lý
  1. Không dễ bị rối loạn về cảm xúc như dễ bị stress, hay dễ nổi nóng , dễ bực mình, dễ gây gổ, dễ tranh cải chỉ vì những nguyên nhân không quan trọng, hay chỉ vì tâm lý dao động nhẹ hoặc khi phải đương đầu với những không thuận ý thường xảy ra đối với hầu hết mọi người trong cuộc sống (9 điểm)
  1. Không dễ bị rối loạn về thần kinh như bi quan, chán đời, trầm cảm, sa sút tinh thần, chán sống, dễ đi đến tự tử chỉ vì những nguyên nhân nhỏ không thực sự quan trọng,  không dễ bị bỏ cuộc khi chưa tận dụng hết mọi khả năng, dễ sống hoà hợp được với mọi người xung quanh, không cảm thấy cô độc (11 điểm)
  1. Không dễ bị rối loạn về phán đoán như hoang tưởng, tâm thần phân liệt; không tập trung được,  mất trí nhớ, bệnh tâm thần (13 điểm)
  • Về mặt tổng thể
  1. Sức khỏe lành mạnh và cơ thể phải có sức chịu đựng cao và cơ thể thường phải thích nghi với hầu hết moị hoàn cảnh thay đổi khác biệt.
  2. Tâm lý chịu đựng cao, dễ dàng chấp nhận nghịch cảnh hoặc những việc bất thuận ý với mức độ sâu rộng. Không thường có quan điểm cực đoan, cố chấp, độc tài, độc đoán. Thường có quan điểm cởi mở, không có ý tưởng một chiều, sẵn sàng xem xét chấp nhận quan điểm đối nghịch với mức độ thông cảm và hiểu biết  (52 điểm)

Các điều kiện để tạo lập quân bình cho cơ thể

  1. Ổn định tinh thần thường xuyên (toạ thiền, tĩnh tọa, cầu nguyện, trầm tư, tập trung tư tưởng…)
  2. Áp dụng thực dưỡng hàng ngày (nhịn đói, nhai kỹ, chỉ ăn thuần ngũ cốc lứt trong một thời gian nhất định, lựa chọn thực phẩm thích hợp, kiêng cử, thường dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau, không dùng một loại thực phẩm cá biệt trong một thời gian dài với số lượng nhiều)
  3. Vận động cơ thể đều đặn (tuỳ thuộc công việc , đi, đứng, nằm ngồi ngủ nghỉ cần cân phân)
  4. Luyện tập khí công (luyện khí điều tức, tập taichi, dịch cân kinh, quyền cước..)
  5. Sinh hoạt tình dục thích hợp đều độ (theo thể trạng cá nhân, theo sinh hoạt và cấm kỵ)
  6. Thuận theo môi trường sống (thời tiết, khí hậu nóng, lạnh, gió nhiều, ít, khô, ẩm….)
  7. Áp dụng mọi thứ nêu trên tuỳ thuận theo cơ địa cá nhân (thể trạng, phái tính, tuối tác, bịnh trạng, thời điểm, giai đoạn, phương thức xử dụng, điều kiện kinh tế..)

Một số thí dụ áp dụng thực dưỡng tiêu biểu

(không nhứt thiết phải áp dụng theo một cách máy móc )
Để tạo một chuyển biến mạnh khi tạo lập quân bình cho cơ thể bằng thực dưỡng, có thể thực hiện 7 bước như sau:
  1. Nhịn đói chỉ uống nước lọc duy nhất trong một thời gian ngắn nhất định (từ 1 tới 3 ngày tối đa) với điều kiện cơ thể không đang bị suy kiệt quá dài trước đó.
  2. Sau khi nhịn dùng súp từ loãng tới đặc rồi ăn cháo, từ từ chuyển sang ăn thuần ngũ cốc lứt với muối mè (nếu ăn mè phù hợp với cơ địa) trong một thời gian ngắn nhất định (từ 1 đến 10 ngày tối đa) với điều kiện cơ thể không bị phản ứng quá mức chịu đựng.
  3. Theo dõi số cân nặng và huyết áp
  4. Tạm thời kiêng cử những thực phẩm làm chậm quá trình tạo dựng môi trường quân bình cho cơ thể như sử dụng hoá chất chế biến trong thực phẩm, thực phẩm có dưọc tính không phù họp với bịnh trạng….
  5. Nhai thật kỹ khi ăn
  6. Sau khi ăn kiêng xong 10 ngày (ít hay nhiều hơn tùy cơ địa dựa theo số tụt cân và huyết áp ) thì có thể ăn thêm rau tươi, đậu hạt, khoai củ, cá , chút dầu,…với điều kiện biết lựa chọn thực phẩm thích hợp với bịnh trạng, cơ địa, môi trường sống, khí hậu, thời tiết…)
  7. Sinh hoạt tình dục phải thích hợp với cơ địa, thời điểm, không phạm cấm kỵ, theo đúng qui luật sinh lý ….
  8. Vận động cơ thể mỗi ngày cho ra mồ hôi để thúc đầy quá trình biến dưỡng, chuyển hoá và bài tiết trong cơ thể được thuận lợi và nhanh chóng như luyện tập khí công, điều tức luyện khí, toạ thiền, thể dục, tập thái cực quyền, dịch cân kinh, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội …….với điều kiện những môn này phải phù hợp với thể trạng cá nhân.

Riêng cho viêc sử dụng thức ăn :  các điều kiện đủ để lập lại quân bình cho một người làm việc văn phòng  và cho một người lạo động cật lực ngòai đồng ruộng có phần khác nhau, cho một người trẻ tuổi và người trọng tuổi, cho lúc bình thường và khi đau ốm, cho người có da thịt dư cân và người gầy ốm , như thế không thể dùng duy nhất một phương cách cố định nào để có thể cho tất cả lập lại quân bình .
Ngoài ra chúng ta còn phải biết tính năng, tính dược của từng loại thức phẩm .
 Ví dụ : * Khổ qua ( mướp đắng ) tạo môi trường tốt cho người bị bệnh tiểu đường dễ phục hồi nhưng không tốt cho người bệnh đau khớp. Do khổ qua, cà chua làm lạnh cơ thể mà bệnh thấp khớp bị lạnh là đau nhức kể cả lạnh do khí hậu .v.v …..
            * Linh chi, nấm có thể tốt cho người ăn thịt cá mà không tốt cho người ăn chay
            * Cũng vậy cơm gạo lứt ăn ròng với muối mè ( hoặc không muối mè ) hoặc với tương cổ truyền dễ đem lại quân bình nhất trong khi cơ thể còn chất dự trữ ( kể cả những chất dự trữ mà cơ thể không thể tổng hợp được như các loại axit amin… ), nếu kéo dài quá chỉ ăn gạo lứt + muối mè thì cơ thể rất dễ bị mất quân bình. (Xem DVD Thực dưỡng Liên hoàn)
Thời điểm khác nhau, giai đoạn khác nhau, thể trạng khác nhau thì tât nhiên cách gia giảm thực phẩm, sinh hoạt cũng phải khác nhau .
Ví dụ : Một người phụ nữ vừa lấy chồng không thể ăn uống sinh hoạt giống như một thời gian mang thai sau đó để cùng có được một thể trạng quân bình. Thức ăn, sinh hoạt để tạo môi trường thuận lợi để cơ thể quân bình cho một người sống tại vùng nhiệt đối hoàn toàn khác với một người sống ở vùng Hàn đới, vùng Bắc Cực.

Những điểm quan trọng cần lưu ý khí áp dụng thực dưỡng để quân bình cơ thể

co the quan binh

  1. Khi cơ thể bị bệnh do mất quân bình, chúng ta cần thay đổi trong ăn uống đễ tạo môi trường thuận lợi cho cơ thể tái lập lại quân bình. Lúc này dùng gạo lứt muối mè (hoặc ít, hoặc không muối mè ) với tương cổ truyền ( tương đương với một lối nhịn đói ) trong một thời gian ngắn nhất định là cách dễ cho cơ thể lập lại quân bình nhất ( dễ thành công hơn chứ không phải cách duy nhất phải dùng trong mọi trường hợp ) .
Việc gì xãy ra nếu kéo dài cách ăn gạo ròng nói trên trong một thời gian quá dài:
– Ăn gạo ròng mà không có các thức rau củ, hoặc rau củ và  cá  trong thời gian quá dài thì cơ thể sẽ dễ  mất quân bình hoặc suy nhược,  sụt cân, huyết áp tụt, các cơ bắp và xương cốt bị thoái hoá có thể vượt ra khỏi vòng kiểm soát, rất khó phục hồi trở lại tình trạng lành mạnh.
– Sau một thời gian ăn thuần một, hai loại thực phẩm duy nhất như vậy, cơ thể sẽ không còn thích nghi tiêu hóa các loại thực phẩm khác nữa và hậu quả là chỉ cần ăn những thức khác lạ vào một ít là dễ bị phản ứng như khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. Tệ hại hơn cả là : trường hợp này nếu người bệnh trở lại ăn ngũ cốc ròng ( không rau củ hoặc rau củ và cá ) thì kết quả có thể tạm ổn, không tiêu chảy nữa;  nhưng vấn đề đáng ngại là càng ngày cơ thể càng tụt cân, suy nhược và các chức năng hoạt động chuyển hoá của cơ thể càng ngày càng kém hữu hiệu ( không tiêu hóa được các thức ăn khác ngoài trừ ngủ cốc !! )
Để sửa chữa: chúng ta uống chút nước súp rau củ nấu nhừ, rồi chút rau củ nấu nhừ, rồi rau củ cứ thế tăng dần lên; hoặc uống chút nước cốt súp cá + miso, rồi chút cá tăng dần lên thì cơ thể dần lấy lại khả năng tiêu hóa rau củ và cá.
Cũng như thế đó, khi chúng ta nhịn đói hoàn toàn không ăn gì cả, chỉ uống nước thì sau thời gian nhịn (phải có chuyên gia theo dõi ) chúng ta phài : uống nước cháo loãng, nước cháo đặc, rồi cháo loãng, cháo đặc, cơm nhão, cơm thì cơ thể lấy lại khả năng tiêu hóa dần thức ăn chứ nếu ăn cơm vào ngay thì bao tử và ruột sẽ bị tổn thương nghiêm trọng.
  1. Không một loại thực phẩm cá biệt nào có thể dùng lâu dài trong mọi trường hợp mà không kết hợp với những thực phẩm khác để tạo ra được kết quả thuận lợi cho sự quân bình trong cơ thể. Thí dụ như gạo lứt kết hợp với muối mè, hoặc kết hợp với rau tươi, đậu hạt, cá……

  1. Không một loại thực phẩm nào nếu cơ thể dùng thường xuyên đơn độc trong một thời gian dài mà lại không dễ tạo ra tình trạng mất quân bình.

  1. Không có một phương cách đơn thuần duy nhất nào có thể tạo lập được môi trường quân bình cho cơ thể dễ dàng được kể cả thực dưỡng nếu không có sự đóng góp của tinh thần ổn định, sự đóng góp của sinh hoạt cân phân, sự đóng góp của vận động cơ thể giúp quá trình hoạt động và chuyển hoá của các chức năng trong cơ thể được thuận lợi và nhanh chóng, ……

  1. Không có một khoa trị bịnh đơn thuần nào mà không cần sự kết hợp với các khoa trị bịnh khác để dễ có được một kết quả thuận lợi hơn. Thí dụ như trong trường hợp cấp cứu, bịnh cấp tính thì rất cần đến tây y, trong trường hợp đau nhức thì cần đến châm cứu, massage, ngoaị khoa, vật lý trị liệu….

  1. Không có một công thức thực dưỡng cố định nào để tái lập lại quân bình cho cơ thể có thể áp dụng cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc được. Ngay cả đối với từng cá nhân, công thức cố định cũng không thích hợp để áp dụng trong mọi lúc được. Thí dụ: khi bịnh đã bắt đầu hồi phục rồi thì cần phải có chế độ bồi dưỡng thêm rau củ, súp, cá, thực phẩm chức năng….

  1. Không có một loại thực phẩm đơn thuần duy nhất hoặc cá biệt nào có thể tạo lập được môi trường quân bình cho cơ thể được, kể cả ngũ cốc lứt, muối mè hay cá chép, bào ngư, vi cá, lô hội, hột chia, kiều mạch, đại mạch, nhân sâm, linh chi, tổ yến,…..vì bản thân những thứ này chỉ có một số công dụng nhất định trong một trường hợp nhất định mà thôi. Thí dụ: Khi cơ thể bị mất quân bình thái quá do lạm dụng quá nhiều thực phẩm trong một thời gian quá dài thì dùng gạo lứt ròng như là một hình thức nhịn đói có điều kiện để giúp cơ thể có cơ hội nghỉ ngơi và tái lập lại quân bình do thái quá bất cập do dùng thực phẩm trước đó. Nhưng nếu cứ tiếp tục xử dụng gạo lứt ròng với muối mè thì lại làm cơ thể mất quân bình theo hình thức suy yếu đả nói ở điểm số 1 ở trên.
– Lương Y Trần Ngọc Tài –

Ngũ Hành & Sức Khỏe

human body

Một trong những phương pháp rất nhanh và hữu hiệu nhất để nhận biết và cải thiện tình trạng sức khỏe là áp dụng thuyết Ngũ hành trong Y lý Đông Phương với hai nguyên lý Tương sinh và Tương khắc.

nguhanhvasuckhoe-td3
Mỗi một yếu tố tương ứng với một cặp tạng phủ, nằm ở bên trong cơ thể : thận, gan, tim, lá lách, phổi. Ghép cùng với 5 tạng này là 5 phủ tương ứng nằm ở gần bề mặt của cơ thể hơn : bàng quang, mật (đởm), ruột non (tiểu trường), dạ dày (vị), ruột già (đại trường).

MộcHỏaThổKimThủy
Gan (can)Tim (Tâm)Lá lách (Tỳ)Phổi (Phế)Thận
Mật (đởm)Tiểu trường (ruột non)Dạ dày (Vị)Đại trường (ruột già)Bàng quang
Cách đây hơn 2000 năm, các nhà hiền triết Trung Hoa đã khám phá ra lý thuyết Ngũ Hành với tính Tương sinh-Tương khắc. Điều này cho thấy họ vừa biết cách phân loại các hiện tượng thành cách nhóm cụ thể, vừa bảo toàn việc ghi nhận sự biến dịch uyển chuyển của vạn vật. Lý thuyết này được áp dụng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trong Đông Y, trong nông nghiệp để dự báo thời vụ, Phong Thủy, Tử Vi…. Thuyết Ngũ Hành khẳng định rằng mọi sự thay đổi đều tương ứng với 5 quá trình sinh-khắc tương ứng với mỗi yếu tố : Hỏa-Thổ-Kim-Thủy-Mộc.
Trong Đông Y, sự vận hóa, sinh-khắc của Ngũ Hành sẽ giúp cho năng lượng được lưu thông trong cơ thể, nuôi dưỡng các tạng phủ và bảo đảm cho chúng hoạt động một cách có trật tự và có hệ thống. Bởi lẽ cơ thể của con người là một thể thống nhất không thể tách rời. Đó là hệ thống trong đó dòng khí lực luôn luôn phải được dồi dào và luôn trôi chảy, theo một chuỗi hành trình đã định trước. Biểu hiện của sức khỏe chính là sự tuần hoàn trôi chảy của khí – huyết mà không có gì ngăn ngại. Nếu hệ thống vận hành của cơ thể hoạt động hiệu quả, nó sẽ giúp khí huyết tưới tắm cho mỗi cơ quan tạng – phủ, mỗi tế bào trong đó mà không có ngoại lệ.
Y học phân loại các cơ quan vào các hành tương ứng. Các cơ quan sẽ nuôi dưỡng (sinh) và khắc chế lẫn nhau tạo nên một sự hoạt động quân bình trong cơ thể con người.
Hành Hỏa : Tạng tương ứng với Hỏa chính là Tim (tâm), hệ tim mạch và ruột non. Tim và ruột non là hai cơ quan gắn bó mật thiết trong y học Viễn Đông. Chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Tim là cơ quan dương vì nó có cấu trúc đặc, trong khi ruột non lại là cơ quan âm, rỗng và trương nở. Chúng không chỉ nuôi dưỡng lẫn nhau, mà còn chuyển năng lượng của mình để bổ cho Hành Thổ kế tiếp. Đó là vì sao người ta gọi các cơ quan Hành Hỏa là mẹ của Hành Thổ.

Hành Thổ : tỳ vị, gồm dạ dày, tuyến tụy (lá lách). Cơ quan thuộc hành Thổ là mẹ của hành Kim.

Hành Kim : phổi và ruột già. Các cơ quan hành Kim là mẹ của hành Thủy

Hành Thủy : thận và bàng quang. Các cơ quan hành Thủy và mẹ của hành Mộc

Hành Mộc : gan và mật. Các cơ quan hành Mộc là mẹ của các cơ quan hành Hỏa, bao gồm tim, toàn bộ hệ tuần hoàn và ruột non.

Như vậy, vòng ngũ hành đã được hoàn tất, khép kín và liên tục.
internal organs
Nếu mỗi yếu tố hoạt động một cách tối ưu, sẽ không có một bệnh chứng nào xảy ra, và chủ thể sở hữu một tình trạng sức khỏe tuyệt vời. Nhưng ngược lại, năng lượng bị ách tắc ở một hành nào đó, các cơ quan tương ứng sẽ có triệu chứng bệnh và để lại di chứng. Bởi vậy, những người bị đau gan thường cũng bị đau tim, có vấn đề ở ruột non, và điều này làm tỳ vi bị yếu đi, dạ dày và tụy tạng đau bệnh khiến cho ruột già và phổi cũng theo đó mà chuyển bệnh.
Nếu quan sát cơ thể theo quy luật Ngũ Hành, người ta dễ dàng thấy được sự hài  hòa mới làm nên sức khỏe của con người và từ đó, ta mới hiểu được tầm quan trọng của mỗi cơ quan trong toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
Giả dụ, người ta thường nói rằng sự tiêu hóa được thực hiện bởi dạ dày, hệ ruột, thì trong thuyết Ngũ Hành, sự tiêu hóa phụ thuộc chủ yếu vào sự hoạt động hiệu quả của tỳ vị. Trong lĩnh vực sinh học, chúng ta biết rằng lá lách có khả năng lọc bỏ những tế bào xấu hoặc chết, loại bỏ các chất thải ra khỏi máu, đồng thời truyền vào đó những tế bào miễn dịch, như lymphocytes hay các tế bào bạch cầu. Y học hiện đại không nhận thức được tụy tạng như là nền tảng của sự sống. Người ta sẵn sàng phẫu thuật cắt bỏ chúng, như một vài trường hợp ung thư, hay các căn bệnh khác.
Trong y học phương Đông, ngược lại, tỳ (lá lách) được coi như một trong những cơ quan quan trọng hàng đầu giúp cho hoạt động sống trở nên cân bằng và trật tự.
Năng lượng của tỳ (trong Đông Y gọi là tỳ khí) phát xuất từ sự chuyển động của thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Nó cộng tác cùng lúc với ruột non trong nhiệm vụ tổng hợp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thành máu (huyết) và năng lượng (khí). Tụy tạng cũng chuyển khí tới phổi và ruột già. Chính năng lượng này đã giúp cho hoạt động hô hấp trở cũng như đào thải cặn bã trở nên dễ dàng hơn.
Năng lượng cần phải di chuyển một cách thông thoáng từ tỳ vị để có thể nuôi dưỡng được phổi và ruột già. Năng lượng của tỳ vị rất quan trọng để tạo nên sự nhu động, giúp đào thải các cặn bã bên trong ống tiêu hóa và tống chúng ra ngoài qua đường hậu môn.
Thông thường, khi tỳ vị bị bệnh sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, dư axit dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa khác, như cảm giác nóng trong, tức bụng…Vì vậy, khi hoạt động tiêu hóa bị rối loạn, chúng ta cũng cần phải xử lý ngay ống tiêu hóa. Hoạt động của tỳ vị đòi hỏi một điều kiện kiềm (base) trong cơ thể. Nếu tình trạng máu càng axit, tỳ vị sẽ càng bị suy yếu. Vì vậy, nhai kĩ các thức ăn là điều quan trọng để duy trì hoạt động của tỳ vị, bởi nước bọt là một nhân tố kiềm hóa. Nếu ta nhai càng ít, chúng ta sẽ ít nước bọt hơn, và hoạt động tỳ vị sẽ yếu đi. Trong Đông Y, người ta nói hoạt động của tỳ vị chủ về huyết.
Trong trường hợp xuất huyết dạ con hay các cơ quan khác, Đông Y khuyên nên chữa tỳ vị, bởi vì nó khơi dòng cho máu lưu thông khắp cơ thể. Nếu năng lượng của hành Thổ yếu, máu sẽ bị lạc khỏi mao mạch, tạo nên sự xuất huyết trong trong các phần mềm nhất của cơ thể.
Nếu tỳ vị (dạ dày và lá lách) bị kích thích quá đáng trong một khoảng thời gian dài, chúng sẽ trở nên suy yếu đến mức chúng sẽ không có khả năng chuyển năng lượng tới phổi và ruột già, khiến cho hai cơ quan này suy yếu theo.
Mối liên hệ giữa lá lách và ruột già cũng giống như giữa ruột già và thận ;giữa thận và gan, giữa gan và tim, giữa tim và lá lách.

VÒNG TƯƠNG SINH – VÒNG TƯƠNG KHẮC

nguhanhvasuckhoe-td3+
Nếu gan ở trong tình trạng tốt, tim sẽ trở nên mạnh khỏe. Nếu trái tim hoạt động lành mạnh, hoạt động của hệ thống tiêu hóa cũng sẽ được tăng cường. Nếu hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt, hoạt động của phổi và ruột già sẽ được tăng cường. Hoạt động của phổi và ruột già tốt sẽ bảo đảm cho chức năng của thận và bàng quang. Thận hoạt động tốt sẽ quay trở lại nuôi dưỡng cho chức năng gan. Đó là vòng tương sinh. Các cơ quan đều phụ thuộc vào nhau. Nếu một cơ quan bị bệnh sẽ dẫn đến cả cơ thể bị bệnh.
Với vòng tương khắc : tim rộn ràng sẽ làm ức chế phổi và khiến chúng ta khó thở. Hoạt động quá mức của thận sẽ khiến cho tim bị mệt. Nếu hoạt động của gan bị rối loạn, cả hệ thống tiêu hóa sẽ bị bệnh.

NGŨ HÀNH VÀ NGŨ VỊ

nguhanhvasuckhoe-td3++
Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể « bổ » chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng Vòng tương sinh và Vòng tương khắc, ta có thể rút ra được :
  • Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa)
  • Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim) ( nhất là đồ nướng)
  • Vị cay nồng (do gia vị) đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc)
  • Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm hỏng tỳ vị (hành thổ)
  • Vị ngọt đi vào dạ dày, tuyến tụy (tỳ, vị- hành thổ), nhưng ngọt quá sẽ hại thận và bàng quang (hành thủy)

NGŨ HÀNH VÀ NGŨ CỐC TƯƠNG ỨNG

nguhanhvasuckhoe-td3+++
Bảng bên cho ta thấy tầm quan trọng phải kết hợp nhiều loại ngũ cốc để bảo đảm các cơ quan được hoạt động tối ưu. Trong trường hợp một cơ quan bị yếu đi, người ta cần phải chăm sóc bằng cách tăng lượng ngũ cốc tương ứng với nó, hoặc tăng lượng ngũ cốc của « hành mẹ ». Ví dụ, nếu gan có vấn đề, chúng ta cần tăng lượng lúa mì, nếp cẩm lứt, kiều mạch và xích tiểu đậu (adzuki)

NGŨ HÀNH VÀ CẢM XÚC 

nguhanhvasuckhoe-td3++++
Trước khi tìm đến tìm gặp một bác sĩ tâm lý hay tâm thần, hãy thử làm chủ các cảm xúc của bạn bằng các hiểu biết về Ngũ hành.
Cảm xúc = Emotion = energy in movement = năng lượng chuyển động.
Một cảm xúc chính là sự thay đổi của năng lượng tâm sinh lý. Sự biến đổi của các cảm xúc chính là 5 quá trình chuyển hóa năng lượng trong Ngũ hành.
Mỗi cơ quan, mỗi hành đều tương ứng với một cảm xúc, và luôn có hai mặt : cân bằng năng lượng và mất cân bằng năng lượng. Bằng cách chuyển đổi một cách hài hòa từ một cảm xúc tích cực sang một cảm xúc khác, chúng ta sẽ có một sự an bình về tâm lí.
★ Sự thẳng thắn tạo ra vui mừng, hạnh phúc
★ Hạnh phúc sẽ tạo ra tình yêu, lòng từ bi
★ Lòng từ bi tạo nên phẩm cách
★ Tôn trọng tạo nên sự thích ứng
★ Sự thích ứng tạo nên sự thẳng thắn.
Thử suy nghĩ về những quy trình này và hãy áp dụng trong đời sống của bạn
Tuy vậy, sự vượt trội của một trạng thái cảm xúc cũng có thể phá vỡ sự cân bằng (áp dụng vòng tương khắc)
★ Quá thẳng tính sẽ làm mất tình yêu thương.
★ Vui mừng thái quá phá hủy tư cách.
★ Yêu thương mù quáng làm người ta đánh mất sự thích ứng (không nhận thức được xung quanh)
★ Cố tỏ ra đạo mạo sẽ làm mất sự trung thực
★ Sự thích ứng thái quá (dao động thái quá) sẽ làm mất đi niềm vui Xét theo các cảm xúc tiêu cực, ta có:
★ Sự giận giữ tạo ra chứng cuồng loạn
★ Chứng cuồng loạn sinh ra sự hoang mang, đau khổ
★ Hoang mang, đau khổ tạo ra sự buồn rầu, tuyệt vọng
★ Tuyệt vọng khiến người ta lo sợ
★ Sợ hãi khiến người ta giận giữ

Ta cũng có thể xoa dịu các cảm xúc bằng cách kích thích tạo ra một cảm xúc khác
★ Để không bị thất vọng, hãy yêu thương.
★ Để không bị lo sợ, hãy sống có phẩm cách
★ Để khôn bị giận giữ, hãy học  cách chấp nhận, thích ứng
★ Để không bị cuồng loạn, cần phải thẳng thắn.
★ Để không bị đau khổ, ta cần những niềm vui.

THỨC ĂN THEO NGŨ HÀNH

Việc sa đà vào một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng, cuối cùng sinh ra bệnh tật.

Hành hỏa : Tim và ruột non
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có gia vị cay sẽ hủy hoại tim và ruột non của bạn. Việc ăn uống thừa thãi chất béo và cholesterol từ động vật cũng có hậu quả tương tự.
Nếu tim và ruột non hoạt động kém, tốt nhất là hãy bỏ hẳn ăn thịt đỏ, trứng và sản phẩm từ sữa ra khỏi thực đơn, những thứ làm tăng cholesterol trong máu dẫn đến việc tim phải làm việc mệt mỏi để đưa oxi và máu đi nuôi cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm quá dương (quá co rút và đông lạnh), đặc biệt là muối tinh, sẽ làm yếu tim và ruột non của bạn
Thức ăn bổ hành hỏa gồm có ngô, rau cải Bruxelles, hành tây, hành lá, hành búi, đậu lăng da cam, dâu tây và quả mâm xôi. Các thực phẩm có vị đắng, như lá cây diếp xoăn, bồ công anh, rễ ngưu bàng cũng kích thích hoạt động của tim và ruột non.Chúng ta chỉ cần một số lượng ít những thức ăn này là đủ, nếu như chúng ta tiêu thụ thường xuyên. Tốt hơn hết là bạn hãy thay đổi cách phối hợp các thực phẩm thuộc hành hỏa mà bạn ăn. Việc sa đà vào một nhóm thực phẩm có thể dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng, cuối cùng sinh ra bệnh tật. Và hãy nhớ là ăn thực phẩm đúng mùa, vì ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bao gồm môi trường và khí hậu. Dâu tây, cà chua không có vào mùa đông vì một lí do đơn giản : đó là thực phẩm của mùa xuân, nên ta chỉ có thể thêm chúng vào thực đơn vào một thời điểm duy nhất trong năm. Lòng tin và lòng biết ơn chính là cội nguồn của niềm vui.
Hành thổ : Dạ dày và lá lách (tỳ, vị)
Đường cát trắng và các thực phẩm giàu axit sẽ rất hại cho tỳ vị, điều này bao gồm cả những đồ uống ngọt. Trái lại, những thực phẩm có vị ngọt nhẹ từ rau củ, như bí, bí đỏ hokkaido, cà rốt…lại kích thích chức năng của tỳ vị. Chúng bồi bổ cho tỳ vị của bạn. Trong các loại ngũ cốc, kê chính là loại tốt nhất cho hành thổ. Những người  mắc bệnh dạ dày và tuyến tụy (như tiểu đường), cần ăn nhiều các món ăn làm từ kê và bí đỏ.
Các loại muối khoáng cũng rất quan trọng để đảm bảo sự hoạt động trơn tru của tỳ vị. Các loại rau củ là thực phẩm lí tưởng nhất vì chúng rất giàu chất khoáng, đều thích hợp với hoạt động của dạ dày, tuyến tụy. Lá cây cải lá (collard) (loại rau củ vùng Nam Bắc Mỹ giống như rau chân vịt), với châu Âu là rau cải xoăn…là những loại chứa nhiều muối khoáng nhất, nhất là canxi.
Chức năng của tỳ vị còn được tăng cường bởi việc nhai kĩ và nhuyễn hóa thực phẩm. Nước bọt là một chất kiềm, và dạ dày rất axit. Những thực phẩm được nhai kĩ, nhuyễn, sẽ được tiêu hóa dễ dàng trong dạ dày và trung hòa các axit trong đó, tạo sự cân bằng nội môi. Các thực phẩm quá cay hay quá chua đều khiến cho sự cân bằng này bị phá vỡ, thường là axit hóa nhiều hơn, dẫn đến các chứng đau bụng, đau dạ dày, viêm loét, lâu dần tạo nên ung thư dạ dày.
Hành kim : Phổi và ruột già
Gạo lứt và các loại rau củ phổ biến như bắp cải, súp lơ, củ cần tây, xà lách son (cải xoong), củ cải, hành tây…rất tốt cho phổi và ruột già. Theo y học cổ củ sen, rễ gừng, củ cải đen, củ cải trắng (daikon), tỏi và lá cải mù tạt đều là những thảo dược dành cho phổi và ruột già. Những thức ăn nấu với vị hơi cay, và ăn với số lượng ít có thể cải thiện hoạt động của ruột già.
Các bài tập, bao gồm chạy bộ, xe đạp…rất tốt cho phổi và ruột già. Về cơ bản, các loại chất xơ đều giúp ích rất nhiều cho ống tiêu hóa, tăng thời gian vận hóa thức ăn cũng như dọn sạch những « rác » và tống chúng ra khỏi cơ thể. Đa số các thực phẩm kể trên đều chứa chất xơ, bao gồm gạo lứt và các loại rau củ, đều rất tốt cho ruột già. Ngược lại, các thực phẩm từ động vật, nhất là thịt đỏ, lại chính là kẻ thù của ruột già vì chúng cực kì khó tiêu. Chất béo, nhất là chất béo động vật, trứng, phô mai cứng, là những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ruột kết. Thịt đỏ rất khó tiêu, bởi vì nó không thể nhai kĩ được hoàn toàn bằng nước bọt cũng như không thể phân giải được hết trong đường ruột. Những người bị đau ruột già hay các bệnh đại tràng cần phải tránh xa các thực phẩm khó tiêu, đặc biệt là thịt. Phổi đặc biệt nhạy cảm với sữa và dầu. Những thức ăn như khoai tây chiên, sữa, sữa chua, các thực phẩm giàu chất béo hay chiên dầu nhiều sẽ gây ách tắc trong phổi, bít lại sự trao đổi khí. Để giải quyết điều này, ta cần phải thực hiện chế độ ăn ít dầu ít mỡ. Nếu các bạn hay bị ho, hãy tránh xa các loại cá như cá xạc đin hay cá thu. Khói thuốc lá, rất dương sẽ gây khắc chế và ung thư phổi
Hành thủy : Thận và bàng quang 
Các thực phẩm tăng cường và kích thích hoạt động của thận là các loại đậu và một lượng muối nhỏ. Nhiều muối quá, ngược lại sẽ gây yếu thận và tăng huyết áp. Cần phải định lượng thực phẩm một cách hợp lí. Tất cả các loại đậu đều bổ thận, nhưng đậu đỏ adzuki, hay còn gọi là xích tiểu đậu là loại hiệu quả nhất để trị các chứng về thận.
Trong số các loại ngũ cốc, đại mạch và kiều mạch là tối ưu cho thận ; các loại rong biển, như phổ tai (kombu), hijiki, wakame và nori đều tăng cường hoạt động cho cơ quan này. Nếu thận bạn yếu, hãy sử dụng nước gừng để áp vào vùng thận, hoặc uống dưới dạng trà (đặc biệt là trà Mu).
Hành mộc : Gan và mật
Các thực phẩm giàu chất béo và cholesterol, rượu, đều đầu độc gan và mật. Những người bị sỏi mật thường có triệu chứng đau dữ dội ở vùng dưới ngực. Thường là những viên sỏi này được lấy ra bằng cách phẫu thuật, nhưng cơ thể ta có thể đào thải chúng một cách dễ dàng ; chỉ bằng việc thay đổi thực phẩm : giảm lượng chất béo và những thực phẩm giàu cholesterol. Chế độ ăn thực dưỡng bao gồm các loại ngũ cốc, đậu, rau củ (ưu tiên rau củ xanh lá), rong biển, nước tương cổ truyền, miso…có thể giúp lấy lại được sức mạnh vốn có cho gan và mật của chúng ta.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

CHƯỜM NÓNG VÙNG GAN

RỬA GAN HẰNG NGÀY BẰNG LIỆU PHÁP CHƯỜM NÓNG VÙNG GAN .
Chườm nóng để làm sạch máu tĩnh mạch gan
1. Trước hết cần làm giảm khối lượng máu ở gan và lá lách, để tăng lưu thông máu. Giảm máu ở gan kéo theo máu ở lá lách.
2. Chườm nóng vào vùng gan trong ít nhất nhất 1 giờ đồng hồ, hai lần một ngày sau các bữa ăn và buổi tối trước khi đi ngủ trong trường hợp gan và lá lách đã tăng mạnh về khối lượng, còn bình thường thì làm 1 lần/ngày. Người ta vẫn thường chườm để giảm đau dạ dày, nhưng trên thực tế, có thể áp dụng để ngăn chặn cơn đau ở khoang bụng.
Việc sử dụng cách chườm nóng làm thông khí toàn thân tốt hơn, sự trì trệ biến mất (giảm viêm phế quản, viêm phổi).
Khi làm nóng vùng gan , nhiệt độ tăng trong các bể chứa máu của gan và lá lách, chúng ta đã vô tình kích hoạt lưu thông máu trong các mao mạch gan và lá lách, từ đó tăng dung tích máu.
Do gan chứa một lượng máu lớn (¼ cung lượng máu từ tim) mà 70-80% qua tĩnh mạch cửa (khu này thành phần máu rất hỗn tạp,vì chứa nhiều chất dinh dưỡng chưa xử lý), nên nếu như vì ý do nào đó gây ách tắc ở đây dễ gây nghẽn mạch. Khi chườm nóng, mạch giãn, khả năng nghẽn mạch giảm, lưu thông máu sẽ tăng.
Các dòng năng lượng nhiệt khi chườm nóng còn làm giảm nhu cầu năng lượng chuyển hóa. Thao tác đơn giản và rẻ tiền này có giá trị phòng bệnh vô giá, nếu nó được áp dụng một cách hệ thống vài tháng đến vài năm. Sau 2-4 tuần chườm nóng, cơ hoành bắt đầu thoát khỏi trì trệ, chuyển động của nó mạnh mẽ hơn nhờ đó cải thiện quá trình thở, lưu thông máu, cải thiện dinh dưỡng tổng thể của toàn bộ cơ thể. Chưa từng có liệu pháp phòng bệnh nào dễ dàng hơn, sâu hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng chườm nóng vùng gan. Mỗi ngày bạn rửa mặt và tay, cũng nên rửa gan hàng ngày. Hãy làm nóng gan, nếu bạn muốn sống lâu hơn và ít bệnh tật hơn

Cơ thể chúng ta có khoảng 4,5 lít máu ở nữ và 5 lít máu ở nam, trong khi đó, cứ mỗi một giờ có 60 lít máu đi qua gan.
Chườm nóng ở vùng gan mỗi ngày 1 giờ làm cho các mao mạch ở gan được giãn nở, và làm nóng dòng máu trong hệ tuần hoàn giúp tẩy sạch các chất vữa trong máu.
Ngoài ra, khi các cơ quan liền kề lá gan là mật và tụy cũng được sức nóng giúp đả thông các mao mạch thì kích thích sự tiết dịch của các cơ quan, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón, điều hòa đường huyết. Nó cũng kích thích hoạt động của enzyms giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nấm, ký sinh trùng đường ruột…, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
CHƯỜM NÓNG VÙNG GAN CÓ TÁC DỤNG VỚI CÁC CHỨNG SAU:
• Làm tan chất vữa chống xơ vữa động mạch
• Loại bỏ mỡ trong máu, làm tiêu cholesterol
• Điều chỉnh huyết áp cao xuống thấp .
• Giải độc cơ thể, giải độc gan
• Khắc phục chứng mệt mỏi, yếu sức, suy nhược
• Giải tỏa stress, lo lắng, trầm cảm
• Giúp ngủ ngon, giấc ngủ sâu
• Phòng chống đột quỵ, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não
• Giảm quá trình lão hóa, trẻ hóa tế bào
• Phù nề tuyến tiền liệt – tiểu đêm
• Cải thiện chứng thoái hóa cột sống
• Nhuận trường
• Tăng cường sức đề kháng – hệ thống miễn dịch
• Cải thiện chức năng hô hấp
• Chỉ số đường huyết giãm
• Giúp da dẻ mịn màng
TRẢI NGHIỆM CỦA TÂM NĂNG .
Người có bệnh tiểu đường với thâm niên cao và huyết áp cao nên chăm chườm nóng vùng gan hằng ngày là điều mà rất nhiều người có bệnh nhưng ít ai ngờ đến kết quả khó tin là chỉ số đường huyết và chỉ số huyết áp hạ xuống thấp sau khi chườm nóng vùng gan.
Cách kiễm chứng cho người có bệnh tiểu đường và huyết áp cao : Vào sáng sớm bạn chưa ăn điễm tâm , bạn đo đường huyết và đo huyết áp của chính bạn . Sau 1 giờ chườm nóng vùng gan , bạn đo lại kết quả . Bạn sẻ mĩm cười ngay .
Chống chỉ định : Người có huyết áp thấp và chỉ số đường huyết < 90 Mg, thời gian chườm nóng nên giới hạn ở 15 phút . Vì chườm nóng quá lâu huyết áp xuống và chỉ số đường huyết cũng xuống nhiều là điều cần lưu ý .
Với người bệnh tiểu đường dù nhẹ hay nặng , cũng nên kết hợp Kéo Ép Gối Làm Mềm Bụng + Chườm Nóng Vùng Gan sau mỗi bữa ăn là giải pháp cực kỳ hiệu quả cao mà Tâm Năng đã qua trãi nghiệm và đã chia sẻ đến nhiều người bệnh .
Giá Túi Chườm Đa Năng chỉ tầm 100K loại nhỏ . Tiện dụng ở mọi nơi , chỉ cần cắm điện từ 5 đến 7 phút , độ nóng ấm được duy trì đến hơn 3 giờ ..
Sẻ có một chuyên bài về cách làm hạ đường huyết và huyết áp không dùng thuốc cho người bệnh tiểu đường Type II , mới bị hai năm trở lại có chỉ số đường huyết < 250 Mg . Chỉ những người chăm luyện tích cực và tuân thủ theo một liệu pháp chuyên và riêng mới khống chế được đường huyết trong lâu dài không dùng thuốc .. Đây là một sự đánh đổi công bằng .
Mọi người thường nói “có nhiều con đường để đi đến một nơi”. Có nhiều cách để chữa một bệnh, cách nào chữa có hiệu quả tốt nhất cho người bệnh KHÔNG DÙNG THUỐC , theo Tâm Năng LÀ CÁCH HAY NHẤT
Mong rằng chúng ta ai cũng rộng mở tấm lòng,sẵn sàng đón nhận những phương pháp cho dù nó có nghe vẻ lạ tai và khó tin đến thế nào đi nữa. Chúng ta cần phải phá CHẤP thì mới giúp ích cho mọi người được .
TÂM NĂNG
TRÍCH: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1503996833257589&id=100009418604724