Điều trị liệt do tai biến mạch máu não và chấn thương sọ não
Tai biến mạch máu não (TBMMN) và chấn thương sọ não (CTSN) thường đưa đến liệt vận động, đôi khi liệt cả cảm giác và rối loạn năng lực tinh thần. Chỉ có một số ít trường hợp phục hồi hoàn toàn theocơ chế tự khỏi và cơ chế bù, tuy nhiên phải thấy rằng đây là nhờ tổn thương quá nhẹ. Một số ít bệnh nhân thoát khỏi tình trạng liệt này một cách toàn diện do may mắc bị tổn thương tương đối nhẹ và được điều trị không đúng cách kịp thời từ đầu.
Trong di chứng liệt do TBMMN và CTSN thì điều trị đúng cần phải kết hợp cả ba giải pháp đồng bộ một cách khéo léo: Thuốc men, tập luyệtn, huyệt đạo.
Việc dùng thuốc thì tuỳ, tây hay đông cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi trong TBMMN thời gian đầu nên dùng thuốc tây (có BS chỉ định và theo dõi) cho đến khi HA ổn định thật sự. Việc ổn định HA khá phức tạp, dù phương pháp chúng ta có thể làm được nhưng đòi hỏi phải vận dụng y lý rất nhiều về Tây lẫn Đông y nên không thể trình bày trong bài viết này (các phác đồ về huyết áp hiện nay thường mang tính cắt cơn hơn là điều trị). Cho nên các nah chị em nên kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khống chế HA cho bệnh nhân, tránh tai biến rất dễ xảy ra tiếp theo khi HA còn dao động dù rất ít vì bệnh nhân đã được xuất viện.
Tập luyện có hai phần: thụ động và chủ động. Tập thụ động là kỹ thuật viên hay người nhà tập cho bnệh nhân, luôn luôn rất cần khi bị liệt cứng. tập chủ động là bệnh nhân tự luyện tập theo sự hướng dẫn kềm cặp của kỹ thuật viên (trong thời gian đầu) hoặc tự nghị ra các tư thế trong sinh hoạt thường ngày (trong giai đoạn sau), chỉ cần từ khi bệnh nhân phải có ý chí quyết thắng bệnh tật. Tuy nhiên không nên quá cố sức sẽ gây phản tác dụng. Tốt nhất nên nhờ KTV trong thời gian đầu.
Về huyệt đạo, đúng hơn là về DC-ĐKLP là chủ đề chính của bài này. Tôi xin cống hiến các kinh nghiệm sau đây sau mười mấy năm chuyên nghiên cứu và điều trị loại bệnh này. Có thể nói rằng đây là phác đồ điều trị đặc hiệu cho bại liệt do TBMMN và CTSN.
Phác đồ điều trị:
Giai đoạn đầu: 156-+, 38-+, 7-+, 50, 37, 61-+, 3+, 290+, 16+, 26, 240, 347, phản chiếu đầu theo đồ hình Âm, Dương và trắc diện.
Giai đoạn sau: khi bệnh nhân bắt đầu tự vận động được các cơ phận bị liệt dù còn yếu ớt, chúng ta bắt đầu tác động thêm phản chiếu hoặc cục bộ cơ phận bị liệt. Tuy nhiên chỉ tác động bình thường chứ không nên quá nhiều. Đồng thời khuyên bệnh nhân nên bắt đầu luyện tập chủ động một cách vừa sức. Sự quá tải trong luyện tập sẽ gây phản tác dụng. Nên điều chỉnh tổng trạng cho bệnh nhân để đạt hiệu quả cao hơn và hoàn chỉnh
Kỷ thuật: day ấn (hoặc gõ hoặc rung) các huyệt và dùng cào nhỏ cào phản chiếu đầu hoặc cơ phận bị liệt theo các đồ hình nêu trên.
Biện luận: TBMMN và CTSN đều làm tổn thương não. Hậu quả của sự tổn thương này là gây liệt cho các cơ phận vận động liên quan dưới não như mặt, tay chân,…. Vì vậy gốc bệnh là ở não, các cơ phận chỉ là ngọn.Do đó cứu lấy não bộ là việc đầu tiên phải làm trong hai loại bệnh chứng này. Bộ huyệt nêu trên có tác dụng tan máu bầm, chống viêm và lọc thấp nhẹ ở não.
Chú ý:
Sự phục hồi chỉ thực hiện được khi tế bào não còn sống (dù rất yếu không đủ sức chỉ huy các cơ). Khi tế bào não đã chết hẳn thì còn trông cậy vào cơ chế bù mà thôi. Trường hợp này tỷ lệ phục hồi rất kém nhưng phải tập luyện kiên trì. Thông thường sau hai tuần điều trị liên tục mỗi ngày mà không chuyển biến thì biết không thể phục hồi tốt được.
Việc lăn thêm là cần thiết nhưng lăn quá nhiều ở tay chân (vài ba trăm lượt mỗi nơi) khi não chưa điều khiển chúng được chỉ khiến cho các cơ bị nhão thêm và gây khó khăn trong điều trị về sau mà thôi. Tuy nhiên trong liệt cứng thì lăn là biện pháp tốt trong mọi giai đoạn nhưng cũng nên vừa phải.
Việc xung điện vào tay chân cũng không nên quá sớm vì rất dễ gây phản tác dụng khi tế bào TK còn yếu không chịu đựng nổi kích thích của giòng điện có thời lượng và cường độ cao hơn ngưỡng của nó lúc bấy giờ. Mà lúc này làm sao biết được sinh lực của tế bào TK là bao nhiêu nếu không được đo đạc bằng máy móc hiện đại? nếu chúng ta dựa vào cảm giác của bệnh nhân để chọn cường độ và tần số xung, thì xung bao lâu là vừa đủ? Điều này không thể xác định bằng cảm giác chủ quan của bệnh nhân cũng như của chúng ta được. Vì vậy cần thận trọng trong việc xung điện.
Trong CTSN chúng ta sẽ thường gặp ý kiến của BS cho rằng không được châm cứu mà chỉ cần tập VLTL.
Tuy nhiên DC-ĐKLP không phải là châm cứu và chúng ta không đụng đến vết thương ở đầu mà chỉ dùng huyệt ở xa vùng bị thương. Điều quan trọng là không nên dùng những kỹ thuật mạnh tay gây đau đớn cho bệnh nhân đang trong tình trạng suy yếu về hoạt động của hệ thống TK. Dù sao có điều trị thêm bằng huyệt vẫn mau phục hồi hơn là chỉ luyện tập suông, điều này đã được xác định trên thực tế lâm sàng trong quá trình làm việc của tôi. Nay phổ biến cho các anh chị em cùng dùng.
Chúc tất cả anh chị em thành công trong việc áp dụng bài viết này để điều trị những bệnh nhân bị bại liệt do hai nguyên nhân trên.
GSTS Bùi Quốc Châu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét